• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Tư liệu
 
NHÂN ĐỌC “THI NHÂN VIỆT NAM” CỦA HOÀI THANH VÀ HOÀI CHÂN

NHÂN ĐỌC “THI NHÂN VIỆT NAM” CỦA HOÀI THANH VÀ HOÀI CHÂN



(trích)

Kiều Thanh Quế

[….]

Trong số các nhà thơ có tên trong quyển Thi nhân Việt Nam, tuy cũng có người đáng lẽ không nên liệt vào - và đọc họ bao nhiêu lần tôi cũng không có được cảm giác nào rõ rệt cả - nhưng có hai thi sĩ làm tôi bực tức nhất là: Hàn Mặc Tử và Bích Khê. Cái chết của Hàn Mặc Tử đã ồn ào lắm. Và các nhà phê bình không phải đã khen thơ Hàn Mặc Tử một cách vu vơ. Nhưng nhà thơ ấy đã đưa ra nội một Ave Maria! cũng đủ làm mất hết thiện cảm của tôi rồi.

[…..].

 Đến Bích Khê mà Hàn Mặc Tử hết lời khen tặng trong bài tựa tập Tinh huyết, tôi rất lấy làm lạ sao tác giả Thi nhân Việt Nam, đã viết được những trang thật giá trị, lại cũng thiếu sáng suốt như Hàn Mặc Tử mà bảo rằng: “Tôi đã gặp trong Tinh huyết (của Bích Khê) những câu hay vào bậc nhất trong thơ Việt Nam. "Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng, / Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông".

Hai câu ấy có hay vào bậc nhất không, khỏi nói tất ai cũng biết nó may ra chỉ đọc nghe được mà thôi.

Đã hết đâu! Đối với bài Duy tân tác giả Thi nhân Việt Nam, còn dám bảo: “Tôi đã đọc không biết mấy chục lần bài Duy tân. Tôi thấy trong đó những câu thật đẹp”.

Xin tìm một vài câu thật đẹp ấy:

…  Vì hình dung những sắc mát non tơ,

Như mặt trời lọc qua khóm liễu, một

Hoàng hôn…

Trong ba câu thơ ấy, tôi thấy Bích Khê làm một cái liên cước (enjambement) sai luật thơ Pháp.

Theo luật thơ Pháp, phàm muốn làm liên cước, người ta chỉ được phép nối liền câu thơ trên với câu dưới bằng một động từ (verbe) với một túc từ (conplément), hay bằng một chủ từ (sujet) với một động từ, như trong hai câu thơ này của Trần Huyền Trân:

Tôi nghe xa lắm làn mây trắng

Rời bóng kinh thành lững thững đi

(Giao thừa)

Cái liên cước của Bích Khê lại nối liền một quán từ (article) với một danh từ (nom): chữ một trong câu thứ hai là quán từ nối liền với hoàng hôn trong câu kế là danh từ. Rõ ràng Bích Khê không hiểu luật thơ!

Thơ của Bích Khê, Hàn Mặc Tử đầy tưởng tượng. Nhưng các hình tượng, do óc tưởng tượng của hai ông tạo ra, rời rạc, vấp váp và rơi như lá vàng buổi chiều thu!”

[………..]

Nguồn:

- Tri tân, Hà Nội, s. 134 (tháng 3/1944)

- Trích theo sưu tập Tạp chí Tri Tân (1941-1945). Phê bình văn học, Trịnh Bá Đĩnh và Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm biên soạn, Nxb. Hội Nhà Văn, H., 1998, tr. 186-188.



Tin tức khác

· BÍCH KHÊ MẮT TƯỢNG TRƯNG -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· ĐÊM THƠ NHẠC KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ BÍCH KHÊ (23/1/1946 - 23/1/2016)
· TRƯỜNG THƠ LOẠN QUY NHƠN - TỪ GÓC NHÌN ĐỊA VĂN HÓA
· LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG DI TÍCH CẤP TỈNH KHU LƯU NIỆM NHÀ THƠ BÍCH KHÊ
· TỔ CHỨC LỄ ĐÓN NHẬN BẢNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA CẤP TỈNH ĐỐI VỚI NHÀ LƯU NIỆM BÍCH KHÊ
· MỘNG HOÀNG HOA
· BÍCH KHÊ VÀ NHỮNG NGHI ÁN TẠI QUÊ HƯƠNG NÚI ẤN SÔNG TRÀ
· ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI BÍCH KHÊ
· HOÀNG DIỆP TÁI HIỆN VỤ KIỆN THƠ HÀN MẶC TỬ
· CHÚT TÌNH RIÊNG
· GIA ĐÌNH NHÀ THƠ BÍCH KHÊ, MỘT GIA ĐÌNH CÁCH MẠNG
· NƠI ĐÂY LÀNG CŨ BUỒN THU QUẠNH
· BÍCH KHÊ XỨ QUẢNG TRONG VÒNG TAY CỦA THI HỮU XỨ BÀN THÀNH CỦA BÌNH ĐỊNH
· BÁN THI
· HAI BÀI BÀN VỀ THƠ MỚI CỦA PHAN KHÔI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÍCH KHÊ
· NHÂN ĐỌC “THI NHÂN VIỆT NAM” CỦA HOÀI THANH VÀ HOÀI CHÂN
· BÍCH KHÊ - TÀI THƠ ĐỘC ĐÁO
· BÍCH KHÊ - NHÀ THƠ LỚN CỦA VIỆT NAM
· BÍCH KHÊ - GIẤU VÀNG TRONG GIÓ THU
· TRUYỀN KỲ VỀ NHỮNG CÂY ĐA Ở LÀNG PHÚ NHƠN

Tin tức mới
♦ TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG (29/01/2023)
♦ ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA'' (29/01/2023)
♦ LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH (28/01/2023)
♦ DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI (28/01/2023)
♦ KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH (28/01/2023)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 981871
Trong thang Trong tháng: 85018
Trong tuan Trong tuần: 121807
Trong ngay Trong ngày: 121786
Truc tuyen Trực tuyến: 23

Tạp chí BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

TẠP CHÍ BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

Designed by VietNetNam