Tâm Nhiên du sĩ từ Sài Gòn về Quảng Ngãi đến thăm Khu Lưu niệm Bích Khê và gặp gỡ bạn bè. Được sự đồng ý của tác giả, Bichkhe.com xin giới thiệu 2 bài thơ của Du sĩ cùng ảnh kỷ niệm trên fb Tâm Nhiên cùng bạn đọc xa gần
Nhà thơ Thanh Thảo đã nhận xét: “Nếu nhà thơ là “con chim ngứa cổ hót chơi” như Xuân Diệu định nghĩa, thì Bích Khê chính là con chim hót chơi có ý thức, muốn tìm cho mình một giọng riêng, một giọng khác”. Từ đây, ta thấy, để nhận diện được giọng điệu thơ Bích Khê, chúng ta phải chấp nhận phiêu lưu cùng ông trong một hành trình đầy thử thách của những thử nghiệm mới lạ, rất khó nắm bắt trong Tinh Huyết và sự trở về rất đằm thắm trong Tinh Hoa.
Một trong những địa chỉ mà chúng tôi tìm đến trong đề tài ấy là quê hương Thu Xà và mộ của Bích Khê. Tôi đã đứng như “thiền” trước ngôi mộ đầy vẻ siêu thoát ấy và mạo muội “múa rìu qua mắt thợ” cảm tác mấy dòng thơ. Sau đó tôi đã đọc cho cụ Lãm và nhà thơ Trần Nhương nghe. Cụ Lãm bảo: Nghe thơ cậu, nghĩ đến Bích Khê, mình thấy rờn rợn tận xương sống. Riêng tôi, tôi rất tâm đắc về bài thơ “xuất thẩn” ấy.
Nét quyến rũ của thiên nhiên êm đềm, thơ mộng và con người chất phác, đôn hậu, khiến người Hoa đến kiếm sống cũng cảm tình, thừa nhận đây như cảnh tiên, đã chọn làm nơi ăn đời, ở kiếp từ cuối thế kỷ 17.
Quê mình ở bên sông Trà Bồng, Bích Khê ở Trà Khúc, còn Nguyễn Vỹ ở Trà Câu. Nguyễn Vỹ nhiều tuổi hơn, ông sinh năm 1911. Bích Khê sinh năm 1916, mất năm 1946, nếu còn thì năm nay Bích Khê vừa tròn 80 tuổi.
Đọc Đời Bích Khê, chúng ta nhận diện chân dung một con người giữa hơi ấm của tình bạn, tình thơ, tình gia đình... Một con người mẫn cảm, cuồng say và bao dung nhưng khi bị dội vào lòng tự ái đã rắn rỏi khước từ “Thà hy sinh tình yêu chớ không hy sinh danh dự” (trang 64). Một con người nặng nghĩa, nặng tình và cả tin đã hụt hẫng vì người bạn chí thân thất tín. Câu chuyện về ông lay gợi đâu đó qua hình ảnh bà mẹ hồn hậu chìu chuộng người con và bóng dáng người chị thân thương Lê Thị Ngọc Sương được người em ký thác sự nghiệp văn chương.
Bài viết tập trung làm sáng rõ những ảnh hưởng của Đạo Phật đối với hoạt động, thành quả sáng tạo của nhà thơ để qua đó khẳng định, Phật giáo là một trong những mạch nguồn tư tưởng góp phần làm nên giá trị của thế giới thơ ca Bích Khê.
Đây là một bài thơ hay, hay trên tinh thần “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nha thi sĩ đặt chủ thể cá nhân lên hàng đầu, tôn sùng cái Đẹp thuần túy; khước từ mọi luân lý, đạo đức mang tính giáo điều. Tuy thế, bài thơ vẫn rất Đời, rất Người.
Thơ Bích Khê đạt được những thành tựu rực rỡ trên nhiều phương diện, trong đó có ngôn ngữ nghệ thuật: “Bích Khê sử dụng nhiều kỹ thuật về ngôn từ. Đấy là một điều mới, sự thành công của ông.
“Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng, rất ảo, nhìn vào thực tế thì sự thực sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xô sang địa hạt huyền diệu”. Đây là lời phẩm bình của Hàn Mặc Tử được Hoài Thanh dẫn lại trong “Thi nhân Việt Nam” khi giới thiệu về Bích Khê.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.