• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Diễn đàn lý luận
 
TỪ VIỆC THĂM TẾT CỦA BÁC HỒ, NGHĨ VỀ TẤM LÒNG LÃNH TỤ

TỪ VIỆC THĂM TẾT CỦA BÁC HỒ, NGHĨ VỀ TẤM LÒNG LÃNH TỤ



vhntquangngai, 23/01/2023 07:10:52 AM         

Vanvn- CẬP NHẬT NGÀY: 22 THÁNG MỘT, 2023 LÚC 11:56

 

 

Sáng sớm ngày 24 tháng 1 năm 1963, tức là ngày 30 Tết Quý Mão trời mưa lất phất thêm vào là cái lạnh của những ngày cuối đông như cắt da, cắt thịt, Bác và hai đồng chí cảnh vệ đi chợ Tết theo kế hoạch đã định.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đồng bào Hùng Sơn, xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên năm 1954. Ảnh: TL

Bác hoá trang thành một cụ già, đầu đội chiếc mũ cát đã cũ, đeo kính lão, mặc bộ quần áo nâu đã bạc màu và chiếc áo bông giữ ấm; bên ngoài khoác chiếc áo mưa bằng vải bạt; cổ quàng khăn len quấn mấy vòng để che kín bộ râu; chân đi đôi dép cao su. Là Chủ tịch Nước, thế mà khi hoá thân thành người dân lao động giống đến từng chi tiết, khó mà phát hiện ra. Chỉ vậy thôi, cũng đã nói lên cuộc sống của Bác giản dị, gần gũi nhân dân đến giường nào.

Với cuộc sống đời thường, cũng vậy, nhà ở của Bác chỉ là một ngôi nhà sàn bằng gỗ, lợp ngói. Trên gác có hai phòng, mỗi phòng hơn 10 m2. Vậy mà, Bác vẫn đề nghị để đồng chí Phạm Văn Đồng sử dụng một phòng để khỏi lãng phí. Đôi dép cao su mà Bác thường dùng được cắt ra từ lốp một chiếc xe của Pháp bị ta phục kích từ những ngày ở Việt Bắc. Mặc dù, đôi dép đã quá cũ, quai đã mòn phải đóng đinh đi, đóng đinh lại nhưng Bác vẫn sử dụng, kể cả khi tiếp khách quốc tế. Hay như chiếc ô tô hiệu Pa-bê-ta” sản xuất tại Liên Xô cũng không còn mới nhưng Bác bảo “vẫn dùng được” thì chưa nên thay. Chúng ta đã từng nghe chuyện Bác dùng đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần; có quả chuối hơi nẫu, có ngươì muốn vứt, nhưng Bác đã lấy dao gọt phần nẫu đi sau đó bóc ăn ngon lành.

Trong cuộc sống, sinh hoạt, Bác chi tiêu rất dè xẻn, cân nhắc từng xu: Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chi có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quân, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người năm 1939, Bác cũng chỉ khao: Một món canh và hai đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc. Những ngày trong tù, khi nghe tin Hồng quân Liên Xô bắt sống 33 vạn quân HítLe, ở Xtalingrat, Bác đã nhờ người lính gác mua dùm ít kẹo và dầu chả quẫy rồi ngồi một mình “chén tạc, chén thù”, rất đàng hoàng vui vẻ… Những câu chuyện cảm động về tính tiết kiệm của Người còn nhiều, nhiều nữa, làm sao kể hết. Bởi, Bác của chúng ta là người không và không bao giờ tự cho phép mình có mức sống xa lạ với những người xung quanh, mức hưởng thụ cao hơn chiến sĩ, đồng bào, dù Người có quyền được như vậy.

Mỗi năm Tết đến xuân về, Bác dạy: “Suốt năm chúng ta thi đua lao động, sản xuất, những ngày Nguyên đán, chúng ta vui chơi một hôm để chào xuân. Việc đó cũng đúng thôi. Nên chúng ta mừng Xuân một cách vui vẻ”. Trong bao nhiêu việc phải lo, điều Bác luôn dặn các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể và cả cộng đồng dân cư là phải quan tâm đến người nghèo, người cô đơn, không nơi nương tựa… Đối với các nơi có cán bộ công nhân, nhất là các bạn chuyên gia nước ngoài phải làm việc trong những ngày Tết, Người không quên căn dặn “Cán bộ phải chú ý chăm lo sinh hoạt của anh em trong ngày Tết. Đối với các đồng chí công nhân, cán bộ bạn bè giúp ta mà các đồng chí ấy xa nhà trong dịp Tết Nguyên đán này, ta càng chú ý chăm sóc”.

Tết đến, Bác thường đi thắp hương các Nghĩa trang Liệt sĩ, thăm các gia đình chính sách, các cụ bô lão, các cơ quan đơn vị có nhiều thành tích trong năm và cả những đơn vị còn khó khăn truyền thêm niềm tin để họ phấn đấu trong năm mới. Có năm Bác đến thăm một gia đình mà trong đêm giao thừa phải đi gánh nước thuê lấy tiền mua gạo.

Lần này, là cũng một lần như thế, khi đến chợ Đồng Xuân, chỗ nào Bác cũng quan sát rất kỹ, tìm hiểu thái độ, mối quan hệ giữa người mua với người bán và giá cả từng mặt hàng. Người mua sắm hàng Tết đông như nêm, vài ngươì sơ ý chạm vào Bác, họ quay lại lễ độ xin lỗi, Bác gật đầu đáp lại và cười độ lượng.

Bác của chúng ta là thế đó. Chính những nghĩa cử, cuộc sống thanh bạch và những chăm chút cho nhân dân từ những việc tưởng như nhỏ ấy của Người đã làm nên điều vĩ đại của một nhân cách lớn. Cũng chính vì lẽ ấy, không chỉ nhân dân ta một mực tôn kính Người, mà bạn bè trên thế giới cũng hết sức ngưỡng mộ.

Tết Quý Mão-2023 đã đến gần, vậy là 54 năm Bác không còn đi chợ Tết, nhưng có lẽ chuyến đi chợ Tết 60 năm trước của Bác vẫn là bài học lớn cho tất cả chúng ta, nhất là khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.

NGUYỄN TRÍ ÁNH

Tạp chí Việt Nam Hội Nhập

Từ khóa: Từ khóa:  Bác Hồ thăm Tết,  tấm lòng lãnh tụ,  Nguyễn Trí Ánh, 


Tin tức khác

· TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG
· ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA''
· LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH
· DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
· KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH
· NHỮNG ''VĂN BẢN TÂM HỒN'' CẤT LÊN TỪ ĐỜI SỐNG
· NHÌN LẠI VĂN XUÔI VIỆT 2022 -Tiểu luận PHÙNG GIA THẾ
· NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ NHẤT LINH -Tiểu luận LÊ MINH QUỐC
· NHÀ THƠ GIANG NAM ĐÃ VỀ VỚI ''QUÊ HƯƠNG'' XANH THẲM
· HỆ GIÁ TRỊ HỒ CHÍ MINH -Tiểu luận THANH THẢO
· NGÀY XUÂN NGẪM CHUYỆN NGŨ HÀNH - Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· TỪ VIỆC THĂM TẾT CỦA BÁC HỒ, NGHĨ VỀ TẤM LÒNG LÃNH TỤ
· NHỮNG TÁC PHẨM BỊ LÃNG QUÊN 70 NĂM CỦA NHÀ VĂN NAM CAO -Tiểu luận LẠI NGUYÊN ÂN
· DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI LÍNH TRẺ VÀ THƠ THANH THẢO -Tiểu luận LẠI NGUYÊN ÂN
· TRẦN THUẬT NGỮ: KHÔNG GIAN VÔ BIÊN - THỜI GIAN VÔ HẠN -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· CÓ MỘT ''VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI'' GIỮA CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM -Tiểu luận NGÔ VĨNH BÌNH
· KHÔNG GIAN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG THƠ BÙI MINH VŨ
· THÁI BÁ LỢI: CHUYÊN ĐI TU VÀ LÍNH CHIẾN -Tiểu luận THANH THẢO
· SỰ ÁM ẢNH CỦA MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC VÀ VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· TÀI TỬ LÀNG NHO: TÀI TỬ LỤY TÌNH -Tiểu luận LÊ HỒNG KHÁNH

Tin tức mới
♦ TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG (29/01/2023)
♦ ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA'' (29/01/2023)
♦ LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH (28/01/2023)
♦ DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI (28/01/2023)
♦ KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH (28/01/2023)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 982064
Trong thang Trong tháng: 85018
Trong tuan Trong tuần: 121807
Trong ngay Trong ngày: 121786
Truc tuyen Trực tuyến: 23

Tạp chí BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

TẠP CHÍ BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

Designed by VietNetNam