TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Châu Phương
Miền Chiêm Bao (Phổ nhạc: Châu Phương - Phối khí: Việt Tú)
$title
Lời: Bích Khê
Nhạc: Châu Phương
Với Thiên Chúa mùa nào cũng là mùa xuân. Vậy nên người ta mới gọi chúa xuân với mong cầu tình yêu và lòng thương mến nhau, và sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Sinh thời Bích Khê, rất sợ mùa xuân, nhưng ông cũng ưu ái giành tặng chúa xuân bài xuân tượng trưng trứ danh. Nhà thơ chỉ quanh quẩn ở Bắc Trung Nam nhưng tài thơ của ông đã đi xa, thâu gồm cảnh sắc mùa xuân ở khắp mười phương trời. Mình may mắn tìm thấy chút Quan Họ Bắc Ninh, một chút Nhật và một chút Pháp để đưa vào bài hát này. Thiền sư Thích Nhất Hạnh tin rằng đặc tính của vạn vật là tiếp nối, biểu hiện đa dạng cũng như tương đồng qua các hình thức khác nhau. Với mùa xuân thì càng biến đổi mạnh mẽ, có lẽ vậy mà mùa xuân mang màu sắc tượng trưng như kính vạn hoa hay khối lập thể trong thơ Bích Khê. Với một số người, xuân đến không phải lúc, chờ hoài không thấy xuân sang, dẫu vậy lòng có hy vọng là trong lòng đã đầy xuân.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.