• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Diễn đàn lý luận
 
NHÀ THƠ MAI VĂN PHẤN - NGƯỜI DI CHUYỂN ÁNH SÁNG CỦA THƠ -Tiểu luận KIỀU BÍCH HẬU

NHÀ THƠ MAI VĂN PHẤN - NGƯỜI DI CHUYỂN ÁNH SÁNG CỦA THƠ -Tiểu luận KIỀU BÍCH HẬU



vhntquangngai, 09/01/2023 10:30:20 AM         


Vanvn-  CẬP NHẬT NGÀY: 25 THÁNG MỘT, 2022 LÚC 21:15

 

Nhà thơ Mai Văn Phấn

Có thể gọi đó là may mắn, hoặc kỳ duyên khi nhà thơ Mai Văn Phấn có thể gặp được nhà thơ – nhà biên tập và đại diện xuất bản từ nước Anh – bà Susan Blanshard. Hai người bạn đã cùng tìm thấy ở nhau tình yêu văn chương, sự thấu cảm, đồng điệu tâm hồn qua thơ. Ta cũng có thể gọi nôm là “hợp tạng”. Hẳn rằng Susan Blanshard cũng đã từng đọc nhiều thơ Việt Nam, tìm kiếm một giọng thơ Việt để giới thiệu với bạn đọc Anh ngữ, nhưng chỉ khi bà chạm vào tâm hồn thơ Mai Văn Phấn, thì sự rung cảm từ sâu thẳm trong trái tim bà đã thôi thúc bà đồng hành cũng nhà thơ Việt trong hành trình tiếp cận bạn đọc thế giới với văn bản Anh ngữ.

Khi tập thơ song ngữ “Những hạt giống của đêm và ngày” của tác giả Mai Văn Phấn xuất bản, Susan Blanshard đã nhận xét: “Mai Văn Phấn viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Tiếng Việt giàu biểu cảm, đa nghĩa, nhiều tượng trưng và mang tính ẩn dụ cao. Thơ ông đầy ắp những kỷ niệm, trải nghiệm, cảm xúc… Trong “Những hạt giống của đêm và ngày”, Mai Văn Phấn đã đào sâu vào sự thật. Ngôn từ của ông biểu lộ giá trị văn hóa, tinh thần, những truyền thống và tập tục của dân tộc Việt. Ở đây, nhà thơ cất tiếng nói về niềm vui và nỗi buồn mà dân tộc ông trải qua.

Thơ ông soi sáng và khơi lộ những nghèo đói và bệnh tật, khổ đau và lạc hậu, đồng thời, nắm bắt được con tim và linh hồn, cũng như những cách thế diễn đạt của người Việt. Ngôn ngữ thơ ông luôn hướng về tương lai, như đất nước của ông đang chuyển động về phía trước. Nhà thơ trở thành một phần của sự chuyển biến trong xã hội. Người ta thường nói, một nhà thơ càng có ảnh hưởng lớn, khí quyển thơ càng độc đáo và lan tỏa… thì càng tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực tới xã hội. Nhà thơ kiến tạo xã hội và thiên nhiên theo cách riêng của mình. Điều đắc ngộ hiếm hoi và chân thành ấy được bộc lộ không chút dè dặt trong cuốn sách được trông đợi này.”

Tính đến nay, Mai Văn Phấn là một nhà thơ Việt Nam đương đại có tác phẩm được quốc tế hóa nhiều bậc nhất. Thơ ông đã được dịch ra 40 ngôn ngữ, 27 cuốn thơ của ông đã xuất bản ở nước ngoài. Ngay trong năm 2021, Mai Văn Phấn cũng đã có 4 tập thơ xuất ngoại, mà cuốn mới nhất ra tháng 12.2021 được xuất bản tại Thụy Điển.

Trong đó, có tới 6 cuốn thơ được dịch tiếng Anh và xuất bản thành công. Điều đáng chú ý là cả 6 cuốn thơ phiên bản tiếng Anh của Mai Văn Phấn đều do Susan Blanshard biên tập và đại diện xuất bản. Chúng ta đều hiểu rằng, muốn tác phẩm của một tác giả nào đó được thế giới biết đến, được thử nghiệm sòng phẳng trên thị trường văn học quốc tế, thì tác phẩm đó cần phải chuyển ngữ sang tiếng Anh. Nhưng với trải nghiệm dịch thơ của Mai Văn Phấn, thì hầu hết các dịch giả trong nước chưa thật sự có được bản dịch tròn trịa cả ý tưởng, văn phong. Đã có một số dịch giả dịch thơ Mai Văn Phấn nhưng không thành công hoặc không chuyển tải đầy đủ tinh thần thơ của ông, và có lẽ chỉ Lê Đình Nhất Lang là dịch chuyển được thành công thứ ánh sáng kỳ diệu trong thơ Mai Văn Phấn mà Susan Blanshard đề cập tới ở ngôn ngữ đích.

Bà Susan Blanshard cho rằng, với một bản dịch, thì người hiệu đính dù có cố gắng hết cỡ, cũng chỉ có thể làm nhuận sắc cho ngôn ngữ, câu chữ, nhưng thứ ánh sáng thơ ấy, thứ thần thái của thơ thì chỉ có thể trông chờ vào tài năng và sự đồng điệu, thăng hoa của chính dịch giả với tác giả. Quan trọng nhất đối với người dịch văn học là phải dịch chuyển được ánh sáng của văn bản. Bà từng đọc những bản dịch thơ Mai Văn Phấn của một số dịch giả, nhưng chưa thực sự hài lòng, cho đến khi được đọc bản dịch của Lê Đình Nhất Lang, thì đã thốt kêu: “Chân tay tôi run lên khi đọc!” và trong đêm ấy, bà đã thức trắng để biên tập tập thơ “Những hạt giống của đêm và ngày”, vì: “Những bài thơ của Phấn không cho tôi ngủ”.

Cùng với tập thơ “Những hạt giống của đêm và ngày”, tập thơ “Ra vườn xem cắt cỏ” bản Anh ngữ của tác giả Mai Văn Phấn đã lọt Top Ten những cuốn thơ châu Á bán chạy trên Amazon. Bà Susan Blanshard cảm động đến nỗi, đã thúc giục tác giả tiếp tục đưa đi chuyển ngữ tiếng Anh các tập thơ khác, trong số hơn 3000 bài thơ của ông, và bà sẵn sàng làm đại diện, bán bản quyền thơ Mai Văn Phấn cho các nhà xuất bản Anh quốc. Cứ như vậy, trong 10 năm qua, họ đã hợp tác cực kỳ ăn ý và đồng cảm, để 6 tập thơ Mai Văn Phấn được xuất bản bằng tiếng Anh, bán trên toàn cầu, thu về cho tác giả số tiền bản quyền kha khá. Nhưng vui hơn cả, đó là thế giới đã biết đến tên tuổi của một nhà thơ Việt Nam, và hiểu hơn tâm hồn, tâm thế Việt thời nay.

Vậy họ đã gặp nhau lần đầu thế nào, để cùng nhau tạo nên mối tình cảm tuyệt đẹp, sự kết nối văn chương thần diệu ấy? Nhà thơ Mai Văn Phấn kể, sau khi ông xuất bản cuốn thơ song ngữ “Bầu trời không mái che” (NXB Hội Nhà văn/2010), thì khi ấy, bà Susan Blanshard cũng đang ở Việt Nam. Trong lúc lang thang phố Hà Nội, bà tình cờ mua được cuốn sách, lập tức đọc và đã bị cuốn hút. Bà tìm cách liên hệ với tác giả, đề nghị Mai Văn Phấn gửi email toàn bộ nội dung cuốn sách, với lời hứa bà sẽ chịu trách nhiệm phần kinh doanh cuốn sách ở Anh quốc. Bà cũng hào hứng chia sẻ rằng, bà tin cuốn sách sẽ lọt Top 100 sách bán chạy tại Anh. Bà cũng từng tranh luận quyết liệt với dịch giả cuốn sách, để có được bản hiệu đính ưng ý nhất. Sau thành công trong phát hành những cuốn sách của Mai Văn Phấn tại Anh quốc, bà Susan Blanshard và tác giả đã trở nên vô cùng thân thiết với nhau, thường xuyên chia sẻ vui buồn, cảm xúc trong cuộc sống. Bà đã nhiều lần trở lại Việt Nam thăm nhà thơ, thưởng thức hương vị Việt Nam thực tế qua lối sống, phong cảnh, ẩm thực của đất nước nhiệt đới giàu hương sắc. Để khi trở về nước Anh, có những đêm không ngủ, bà thao thức nhớ Việt Nam. Susan Blanshard chia sẻ rằng, máu bà và ông Bruce chồng bà, đã chảy cùng dòng sông Hồng ở Hà Nội lâu rồi. Thực vậy, văn chương có nghĩa gì hơn sự đánh thức xúc cảm đồng điệu trong tâm hồn, trái tim con người từ những vùng đất khác nhau và rất xa xôi, để kết nối nhau trong yêu thương và chia sẻ.

4 cuốn sách thơ Mai Văn Phấn xuất bản ở nước ngoài năm 2021

– “लाल आत्माएं” (“Những linh hồn thẫm đỏ”). Thơ tiếng Hin-đi. Nhà xuất bản Hind Yugm, Ấn Độ, 2021. Dịch giả: Nhà thơ Neetta Porwal (Ấn Độ);

– “Ойнинг туғилган куни” (“Ngày sinh của mặt trăng”). Thơ tiếng U-zơ-bêk (ngôn ngữ nước Uzbekistan). (Nhà xuất bản Arjumand Media, 2021). Dịch giả: Maruf Tashpulatov, Mansur Jumaev, A’zam Obidov, Go’zal Begim, Zulkhumor Orifjonova, Mirzahid Muzaffar;

– “Skrottid” (“Thời tái chế”). Thơ tiếng Thụy Điển (Nhà xuất bản Tranan, Thụy Điển). Dịch giả: Tobias Theander; Phát hành vào ngày 13.12.2021

– “Улетел на рассвете” (“Bay đi lúc bình minh”). Thơ tiếng Nga. Nhà xuất bản “Четыре” (Saint Petersburg, Nga), 2021. Dịch giả: Svetlana Savitskaya, Anna Popova, Dmitry Burago, Elizaveta Kozdoba, Svetlana Glazunova.

KIỀU BÍCH HẬU

Từ khóa: Từ khóa:  Mai Văn Phấn,  di chuyển ánh sáng của thơ,  Kiều Bích Hậu, 


Tin tức khác

· TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG
· ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA''
· LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH
· DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
· KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH
· NHỮNG ''VĂN BẢN TÂM HỒN'' CẤT LÊN TỪ ĐỜI SỐNG
· NHÌN LẠI VĂN XUÔI VIỆT 2022 -Tiểu luận PHÙNG GIA THẾ
· NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ NHẤT LINH -Tiểu luận LÊ MINH QUỐC
· NHÀ THƠ GIANG NAM ĐÃ VỀ VỚI ''QUÊ HƯƠNG'' XANH THẲM
· HỆ GIÁ TRỊ HỒ CHÍ MINH -Tiểu luận THANH THẢO
· NGÀY XUÂN NGẪM CHUYỆN NGŨ HÀNH - Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· TỪ VIỆC THĂM TẾT CỦA BÁC HỒ, NGHĨ VỀ TẤM LÒNG LÃNH TỤ
· NHỮNG TÁC PHẨM BỊ LÃNG QUÊN 70 NĂM CỦA NHÀ VĂN NAM CAO -Tiểu luận LẠI NGUYÊN ÂN
· DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI LÍNH TRẺ VÀ THƠ THANH THẢO -Tiểu luận LẠI NGUYÊN ÂN
· TRẦN THUẬT NGỮ: KHÔNG GIAN VÔ BIÊN - THỜI GIAN VÔ HẠN -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· CÓ MỘT ''VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI'' GIỮA CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM -Tiểu luận NGÔ VĨNH BÌNH
· KHÔNG GIAN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG THƠ BÙI MINH VŨ
· THÁI BÁ LỢI: CHUYÊN ĐI TU VÀ LÍNH CHIẾN -Tiểu luận THANH THẢO
· SỰ ÁM ẢNH CỦA MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC VÀ VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· TÀI TỬ LÀNG NHO: TÀI TỬ LỤY TÌNH -Tiểu luận LÊ HỒNG KHÁNH

Tin tức mới
♦ TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG (29/01/2023)
♦ ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA'' (29/01/2023)
♦ LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH (28/01/2023)
♦ DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI (28/01/2023)
♦ KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH (28/01/2023)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 982063
Trong thang Trong tháng: 85018
Trong tuan Trong tuần: 121807
Trong ngay Trong ngày: 121786
Truc tuyen Trực tuyến: 23

Tạp chí BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

TẠP CHÍ BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

Designed by VietNetNam