TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Tin văn
PGS.TS, NHÀ VĂN ĐẶNG ANH ĐÀO QUA ĐỜI
PGS.TS, NHÀ VĂN ĐẶNG ANH ĐÀO QUA ĐỜI
PGS.TS, Nhà giáo ưu tú Đặng Anh Đào qua đời lúc 9h45 ngày 12/1 do tuổi cao sức yếu. Lễ viếng PGS.TS Đặng Anh Đào sẽ diễn ra từ 7h15 ngày 15/1 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
PGS.TS Đặng Anh Đào.
GS.TS Lê Huy Bắc - học trò của PGS.TS Đặng Anh Đào chia sẻ trên trang cá nhân: "Với tôi, cô là người thầy duy nhất và vĩnh viễn mà không ai có thể thay thế cả về nhân cách, trí tuệ và đạo đức. Tôi vẫn luôn tin rằng nếu một ngày nào đó, vì một lý do nào đó, cả thế gian này đột nhiên xấu tất thảy mà vẫn còn duy nhất một người tốt, thì đấy là cô. Tôi tự hào về điều đó, không có cô sẽ không có tôi của hôm nay".
PGS.TS Đặng Anh Đào được nhiều người biết đến là ái nữ thứ tư của Giáo sư Đặng Thai Mai và là phu nhân của Trung tướng Phạm Hồng Sơn. Nhưng với những người làm nghề giáo, bà còn được biết đến nhiều hơn thế với vai trò là một nhà giáo mẫu mực của bao thế hệ học trò, nhà nghiên cứu, nhà phê bình, nhà văn, dịch giả văn học với các tác phẩm Tài năng và người thưởng thức, Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX, Truyện ngắn phương Tây, Balzac và cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong Tấn trò đời, Tầm xuân và những ký ức muộn...
Nguyên là giảng viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, bà đã từng truyền cảm hứng văn học, tình yêu, lòng nhiệt huyết với nghề và hướng dẫn rất nhiều sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.