• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Tin văn
 
TẾT Ở XỨ NGƯỜI NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG DA DIẾT

TẾT Ở XỨ NGƯỜI NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG DA DIẾT



VHNTQUANGNGAI, 23/01/2023 07:06:12 AM         


VANVN-CẬP NHẬT NGÀY: 22 THÁNG MỘT, 2023 LÚC 16:25

 

 

Tác giả Phạm Sỹ Tam, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ

Đã 10 năm nay được vui Tết trên quê hương Việt Nam, nhưng những kỷ niệm về những ngày Tết xa quê vẫn in đậm trong chúng tôi, nguyên những cán bộ ngoại giao ở nước ngoài.

Trước hết, Tết Nguyên đán là những ngày vui của cộng đồng người Việt Nam ở nước sở tại. Trước Tết, Đại sứ quán phải thông báo mời cộng đồng bà con Việt Nam và chuẩn bị cả về vật chất và tinh thần, các thứ khó tìm nhất khi ấy là bánh chưng, cuốn lịch năm mới… để trang trí ngày Tết, luôn là câu hỏi nên làm thế nào đây? Tổ chức Tết cộng đồng lúc nào?… Tết về, không có cành hoa đào thật thì cắt cành cây khác ngâm vào nước từ trước để thay hoa đào, hoặc cắt làm hoa bằng giấy. Tất cả tập thể thật vui vẻ khi cùng nhau tham gia trang trí cơ quan đại diện, chuẩn bị đón Tết và tiếp khách.

Khi công tác ở Serbia, Croatia…, để thay cho hoa đào ngày Tết, chúng tôi phải cử nhau đi tìm cây phù hợp (ở trời Tây, cây cối mùa này trơ cành vì rụng hết lá) cắt về để trong bình nước ấm khoảng hơn 10 ngày. Vì trời quá lạnh phải đủ 12 ngày ngâm cành cây trong nước, hoa mới nở đúng dịp Tết của ta. Thiếu thốn, làm tạm để thay nhưng cũng… rất đẹp. Tôi còn nhớ mãi những năm ở châu Âu, khi Tết đến, bà con Việt kiều thường chở cả chú lợn nặng hàng trăm cân đã làm sẵn đến để… biếu Đại sứ quán Việt Nam ăn Tết. Tết với Kiều bào ở Belgrade (Serbia) bao giờ cũng có hát hò, chúc tụng nhau và thưởng thức những chiếc nem rán nhỏ nhắn nhưng thơm giòn, đậm hương vị quê nhà.

Đến khi đón Tết Nguyên đán ở Ấn Độ thường có khách Việt Nam trong nước mang đặc sản sang. Mừng nhất là có năm đúng Tết, Giám đốc Xưởng phim truyện Việt Nam sang thăm, mang theo cả bánh chưng và những tập thơ tặng cho Đại sứ quán. Sau cái Tết chung, sứ quán tổ chức đi thăm nhau, một số đi đất Phật thăm các chùa Việt Nam và thăm bà con người Việt tại các ngôi chùa này, cách thủ đô New Delhi khoảng 900km.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.

Những ngày Tết ở Ai Cập thì lúc nào cũng có gạo nếp nhưng không thể có lá dong. Mọi người nghĩ ngay đến trang trại chuối khổng lồ với lá chuối xum xuê gần thành phố Alexadria có thể sử dụng thay lá dong. Còn Việt kiều ở Ai Cập là những người rất năng động trong sản xuất nông nghiệp, nhà hàng và ẩm thực… Ấn tượng nhất là Trưởng ban liên lạc đại diện cho người Việt là một phụ nữ Việt Nam cùng chồng là người Ai Cập canh tác 30ha cây ăn quả (10ha trồng cam, 10ha trồng chanh…) trên đất cát, nơi quanh năm hầu như không có mưa và tất cả đều cơ giới hóa cao (máy móc làm đất, tưới nhỏ giọt…).

Ở nơi nào cũng vậy, vui Tết thì có ca hát, thơ… cùng cộng đồng người Việt Nam (lưu học sinh, lao động, kiều bào). Sau khi dự tiệc vui Tết chung ở Đại sứ quán cùng cộng đồng, là cái Tết riêng ở văn phòng cơ quan Thông tấn xã, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thương vụ… Tất cả thật tình cảm đã trở thành những kỷ niệm đẹp, ấm áp và lâu bền.

PHẠM SỸ TAM

Báo Đầu Tư Tài Chính

Từ khóa: Từ khóa:  Tết xứ người,  nhớ quê hương,  Phạm Sỹ Tam, 


Tin tức khác

· CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN ĐẾN VIẾNG, TIỄN ĐƯA NHÀ THƠ GIANG NAM
· TẾT Ở XỨ NGƯỜI NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG DA DIẾT
· CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ''MÙA XUÂN TRÊN ĐẦM AN KHÊ''
· HỔ TƯỚNG ĐẠI VIỆT XUNG TRẬN
· STALIN TỪ TRẦN - THÁI ĐỘ CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG RA SAO?
· TRẦN HỮU TÁ VÀ NHỮNG NHÀ GIÁO “TỪ BỤC GIẢNG ĐẾN VĂN ĐÀN”
· VỊ NGỌT VĂN CHƯƠNG TỪ XỨ HOA ANH ĐÀO
· “SỰ TÍCH VÀ NGHỆ THUẬT HÁT BỘ”: QUYỂN SÁCH BẰNG QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN KHẢO VỀ HÁT BỘI
· VỊ NGỌT VĂN CHƯƠNG TỪ XỨ HOA ANH ĐÀO
· LÌ XÌ SÁCH NGÀY TẾT KHƠI GỢI THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ EM
· PGS.TS, NHÀ VĂN ĐẶNG ANH ĐÀO QUA ĐỜI
· TẠI SAO MÔN VĂN DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI LẠI BỊ GIẢM SÚT UY TÍN?
· NHÀ THỜ CHÍ SĨ LÊ TRUNG ĐÌNH Ở NGHĨA HÀNH -Tiểu luận LÊ HỒNG KHÁNH
· LY KỲ CHUYỆN GIỮ ĐỘC BẢN LỆNH HOÀNG SA -Tiểu luận TRẦN TUẤN
· NGUỒN GỐC CÂY NÊU NGÀY TẾT
· ĐÓN ĐỌC BÁO QUẢNG NGÃI SỐ XUÂN QUÝ MÃO 2023
· VUA MINH MẠNG MỘT ĐÊM GIÚP 5 BÀ VỢ THỤ THAI THỰC HƯ THẾ NÀO?
· NHỮNG BÍ MẬT KHÓ TIN VỀ HOÀNG ĐẾ NAPOLEON
· NHỮNG CON NGỰA ĐÁ TRONG CÁC LĂNG MỘ VUA NGUYỄN NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
· CHƯƠNG NGHĨA HUYỆN VÀ CHƯƠNG NGHĨA QUẬN

Tin tức mới
♦ TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG (29/01/2023)
♦ ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA'' (29/01/2023)
♦ LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH (28/01/2023)
♦ DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI (28/01/2023)
♦ KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH (28/01/2023)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 981690
Trong thang Trong tháng: 85018
Trong tuan Trong tuần: 121807
Trong ngay Trong ngày: 121786
Truc tuyen Trực tuyến: 30

Tạp chí BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

TẠP CHÍ BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

Designed by VietNetNam