TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Châu Phương
Thu Về Trên Thôn Vỹ (Phổ nhạc: Châu Phương - Hòa âm: Văn Toản - Thơ: Bích Khê, Hàn Mặc Tử)
$title
Lời: Bích Khê
Nhạc: Nhạc: Châu Phương - Hòa âm: Văn Toản
Nói về bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ”, gắn bó với tuổi học đường của rất nhiều người, dù có tinh tế thế nào thì những người phân tích không bao giờ hiểu được nhân vật chính trữ tình là ai - nam hay nữ? Người "anh" trong câu mời mọc "Sao anh không về" hay “khách đường xa" là ai? Rồi đành kết luận về một tâm trạng buồn và bế tắc của thi sĩ Hàn Mặc Tử về mối tơ lòng của chàng . Lý do chính là người đọc không được tiếp cận bài thơ Huế Đa Tình của Bích Khê.
Trở về những năm hai bài thơ này được sáng tác, có thể đây là hai bài đối thơ của hai nhà thơ – hai người bạn khi đi chơi Huế. Nhận vật trữ trình trong thơ Bích Khê là một người Nam trong vai trò một du khách. Chàng đi chơi – dường như không thích vãn cảnh "Lăng vua xa lắm!!" chàng chỉ muốn tìm phụ nữ cho khuây khỏa. Bích Khê rất Ngông khi gieo rất nhiều vần "Ôn" trong mấy câu đầu. Cảnh Huế đẹp vậy, dường như vẫn chưa làm ấm lòng người khách đi đò, chàng lưỡng lự giữa tiếng đàn ca Huế trên sông. Đối diện với chàng trai lãng tử, táo bạo của thơ Bích Khê là Người Nữ - trong thơ Hàn Mặc Tử. Nàng mời mọc, trách cứ “Sao anh không về chơi Thôn Vĩ”? . Người con gái trong thơ Hàn, hiện ra với vẻ bẽn lẽn, duyên dáng – chỉ liếc nhìn mặt con trai qua chiếc lá Trúc – che ngang mặt chữ điền. Nhưng nàng đầy khao khát ngóng trông, “Mơ khách đường xa” sợ đò không kịp về thôn Vĩ đẹp đẽ trước khi trăng lên? ; và cũng rất mong manh, ý tứ - áo em trắng quá – không rõ anh có nhận ra hay không hay anh có đến được hay không? Kết cục bài Thơ, khi thuyền đã cập bến – lúc này trăng đã lên – ánh Trăng ló rạng làm xanh mát cả vùng lá trúc – "Biếc che cần trúc không buồn mà say". Người trai phóng túng ban đầu dường như đáp lại mọi ân tình của cô gái ,vừa trấn an nàng; vừa bị thu hút bởi cảnh đẹp của Thôn Vĩ trong đêm trăng huyền diệu – "Em ơi đề mặc lòng ngây lên mùa!!"
Hai bà thơ là khúc hát giao duyên của nam nữ, cho chúng ta thấy một góc nhìn khác, Không phải Huế trầm tư, thủ cựu mà là Huế ăn chơi, lả lơi và trữ tình. Quan trọng là hai bài thơ không hề buồn mà vui tươi, chan hòa khi đặt cạnh nhau, trong điệu nhạc Rì Gây tây tây.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.