• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Tin văn
 
CHƯƠNG NGHĨA HUYỆN VÀ CHƯƠNG NGHĨA QUẬN

CHƯƠNG NGHĨA HUYỆN VÀ CHƯƠNG NGHĨA QUẬN



VHNTQUANGNGAI, 08/12/2022 08:57:33 PM         


(Báo Quảng Ngãi)-15:33, 28/11/2022 [GMT+7]

  

 Khi nghe đến địa danh Chương Nghĩa chắc hẳn nhiều người cảm thấy xa lạ. Và sẽ ngạc nhiên hơn khi địa danh Chương Nghĩa lại chỉ hai thực thể địa lý hành chính khác nhau ở Quảng Ngãi.

 

Trước tiên xin lưu ý rằng địa danh Chương Nghĩa xuất hiện từ xa xưa, là tên một trong ba huyện của phủ Tư Nghĩa (tức Quảng Ngãi). Trong bài vè “Lụt bất quá” của Tú tài Phan Thanh viết năm Mậu Dần 1878, có câu: “Ba huyện Quảng Nghĩa mười phần tả tơi”, thì ba huyện đó là Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Đức. Tỉnh Quảng Ngãi hồi bấy giờ chỉ hoạch định có ba huyện ấy. Nói một cách dễ hiểu nhất: Huyện Bình Sơn từ địa đầu giáp Quảng Nam đến bờ bắc sông Trà Khúc; huyện Mộ Đức từ địa giới tỉnh Bình Định chạy ra tới phía nam sông Vệ; còn địa hạt huyện Chương Nghĩa thì từ bờ nam sông Trà Khúc đến bờ bắc sông Vệ, tức địa hạt huyện Tư Nghĩa, một phần huyện Nghĩa Hành và TP.Quảng Ngãi hiện nay.

 

Văn bản số 4.201 ngày 30/10/1961 của tỉnh trưởng Quảng Ngãi, hiện còn lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).
Văn bản số 4.201 ngày 30/10/1961 của tỉnh trưởng Quảng Ngãi, hiện còn lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).

Đến thời vua Đồng Khánh (1886 - 1888) thấy vẫn có ba huyện như vậy. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các huyện Sơn Tịnh (từ vùng phía nam huyện Bình Sơn), Nghĩa Hành (từ vùng tây nam huyện Chương Nghĩa), Đức Phổ (từ vùng nam huyện Mộ Đức) được tách lập, thì phần chính của huyện Chương Nghĩa gọi là huyện Tư Nghĩa. Như vậy tên gọi Chương Nghĩa (huyện) chỉ địa hạt vùng giữa tỉnh Quảng Ngãi cũng kết thúc, sau hàng trăm năm tồn tại.

 

Nhưng rồi địa danh Chương Nghĩa lại tái xuất, lần này không phải chỉ địa hạt hành chính như vừa kể, mà chỉ một thực thể địa lý khác. Đó là tên quận thuộc tỉnh Quảng Ngãi thời chính quyền Sài Gòn, thành lập ngày 9/9/1959 (Sắc lệnh số 234 - NV) của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (tức chính quyền Sài Gòn) từ một phần đất của huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum, trừ các xã K.Tileo, Kon Brap, K.Kotuk và Kon Braphu, quận lỵ đóng tại Thượng Uyển. Ngày 16/9/1960, theo Nghị định số 1247/BNV/NC8/NĐ của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đặt lại tên tiếng Việt cho các xã thuộc quận này: Kon Plong Bắc đổi là Chương Bắc; Kon Plong Nam đổi là Chương Nam; Vicklum đổi là Chương Trung; Kon Tao đổi là Chương Đông; Kon Wonkia đổi là Chương An; Kon Konang đổi là Chương Xuân; Mak Pan đổi là Chương Sơn. Lý do đổi tên được đưa ra là để đồng bộ hóa với các địa danh tiếng Việt đã có ở tỉnh Quảng Ngãi, theo đề nghị của tỉnh Quảng Ngãi.

 

Về mặt địa danh, tên quận Chương Nghĩa ở đây trùng với tên huyện Chương Nghĩa có từ thời phong kiến, song chưa thấy người đặt tên (chính quyền Sài Gòn) có chủ ý gì không, hay chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về tên gọi. Các xã của quận Chương Nghĩa vốn là tên các làng theo tiếng của đồng bào thiểu số sở tại cũng đổi theo lối Hán Việt, viết bằng chữ Quốc ngữ, và lấy chữ “Chương” làm đầu (từ tên quận Chương Nghĩa), như phép chùm địa danh của các quận (huyện) khác.

 

Về mặt lịch sử, cứ theo thời gian thì quận Chương Nghĩa trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi dưới thời chế độ độc tài Ngô Đình Diệm cai trị miền Nam. Các tư liệu của chính quyền Sài Gòn hiện còn lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cho ta biết một số chi tiết khá thú vị. Quận từ tỉnh Kon Tum sáp nhập về Quảng Ngãi cuối năm 1959, nhưng chỉ đến ngày 22/3/1961, Tòa hành chính tỉnh Quảng Ngãi đã có Tờ trình đóng dấu mật số 735 VP/CT-I/M do tỉnh trưởng Nguyễn Văn Tất ký gửi ông đại biểu chính phủ tại Trung nguyên Trung phần trình lên Tổng thống xin chuyển quận này trở về tỉnh Kon Tum. Lý do là: “Theo đường xuyên sơn Mộ Đức - Giá Vực thì quận lỵ Chương Nghĩa cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi 180 cây số đường rừng, nhưng vì tình hình tăng cường quấy rối của Việt Cộng từ năm 1960, 1961 đã làm cho con đường này gần như không dùng được nữa, nếu như không có một lực lượng quan trọng yểm trợ. Do đó tất cả việc giao thiệp giữa tỉnh và quận Chương Nghĩa đều phải qua Pleiku đến Kon Tum rồi về Chương Nghĩa, nhưng cuộc hành trình phải kéo dài trên 400 cây số. Như thế những cuộc tiếp viện sẽ mất hết thời gian và dĩ nhiên không mang lại kết quả”.

 

Đầu tháng 10/1961, chính quyền Sài Gòn có quyết định chuyển huyện Chương Nghĩa từ tỉnh Quảng Ngãi về lại tỉnh Kon Tum. Chính quyền hai tỉnh trao đổi việc bàn giao. Phía Kon Tum đề nghị làm nghi lễ bàn giao cần có tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng của hai tỉnh tại Chương Nghĩa, song phía Quảng Ngãi lại thấy e ngại vì một “Phó tỉnh trưởng nội an vừa tử trận ngày 11/10/1961” và việc tập trung các nhân vật quan trọng tại Chương Nghĩa trong bối cảnh ấy “xét ra không có lợi” (Tờ trình đóng dấu mật của Tỉnh trưởng Quảng Ngãi gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ, số 4.201/VP/M ngày 30/10/1961), cuối cùng Bộ Nội vụ đồng ý với ý kiến này. Phối kiểm với tư liệu lịch sử, thấy chi tiết Phó tỉnh trưởng tử trận ngày 11/10/1961 khá xác thực, chính là trong trận thắng Trà Nô tại xã Ba Tô, huyện Ba Tơ của quân Giải phóng. Các văn bản lưu trữ cũng cho thấy trục đường 5A (Thạch Trụ - Ba Tơ - Kon Plong - Kon Tum) đã bị cắt đứt từ năm 1961, buộc chính quyền Sài Gòn phải chuyển quận Chương Nghĩa về tỉnh Kon Tum.

 

CAO CHƯ

Từ khóa: Từ khóa:  Chương Nghĩa huện,  Chương NGhĩa quận,  Cao Chư, 


Tin tức khác

· CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN ĐẾN VIẾNG, TIỄN ĐƯA NHÀ THƠ GIANG NAM
· TẾT Ở XỨ NGƯỜI NHỚ VỀ QUÊ HƯƠNG DA DIẾT
· CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT ''MÙA XUÂN TRÊN ĐẦM AN KHÊ''
· HỔ TƯỚNG ĐẠI VIỆT XUNG TRẬN
· STALIN TỪ TRẦN - THÁI ĐỘ CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG RA SAO?
· TRẦN HỮU TÁ VÀ NHỮNG NHÀ GIÁO “TỪ BỤC GIẢNG ĐẾN VĂN ĐÀN”
· VỊ NGỌT VĂN CHƯƠNG TỪ XỨ HOA ANH ĐÀO
· “SỰ TÍCH VÀ NGHỆ THUẬT HÁT BỘ”: QUYỂN SÁCH BẰNG QUỐC NGỮ ĐẦU TIÊN KHẢO VỀ HÁT BỘI
· VỊ NGỌT VĂN CHƯƠNG TỪ XỨ HOA ANH ĐÀO
· LÌ XÌ SÁCH NGÀY TẾT KHƠI GỢI THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ EM
· PGS.TS, NHÀ VĂN ĐẶNG ANH ĐÀO QUA ĐỜI
· TẠI SAO MÔN VĂN DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI LẠI BỊ GIẢM SÚT UY TÍN?
· NHÀ THỜ CHÍ SĨ LÊ TRUNG ĐÌNH Ở NGHĨA HÀNH -Tiểu luận LÊ HỒNG KHÁNH
· LY KỲ CHUYỆN GIỮ ĐỘC BẢN LỆNH HOÀNG SA -Tiểu luận TRẦN TUẤN
· NGUỒN GỐC CÂY NÊU NGÀY TẾT
· ĐÓN ĐỌC BÁO QUẢNG NGÃI SỐ XUÂN QUÝ MÃO 2023
· VUA MINH MẠNG MỘT ĐÊM GIÚP 5 BÀ VỢ THỤ THAI THỰC HƯ THẾ NÀO?
· NHỮNG BÍ MẬT KHÓ TIN VỀ HOÀNG ĐẾ NAPOLEON
· NHỮNG CON NGỰA ĐÁ TRONG CÁC LĂNG MỘ VUA NGUYỄN NÓI LÊN ĐIỀU GÌ?
· CHƯƠNG NGHĨA HUYỆN VÀ CHƯƠNG NGHĨA QUẬN

Tin tức mới
♦ TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG (29/01/2023)
♦ ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA'' (29/01/2023)
♦ LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH (28/01/2023)
♦ DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI (28/01/2023)
♦ KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH (28/01/2023)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 982034
Trong thang Trong tháng: 85018
Trong tuan Trong tuần: 121807
Trong ngay Trong ngày: 121786
Truc tuyen Trực tuyến: 23

Tạp chí BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

TẠP CHÍ BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

Designed by VietNetNam