• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Diễn đàn lý luận
 
LÀNG VIỆT NAM: 'LÀNG TÔI' CỦA VĂN CAO - Tiểu luận THANH THẢO

LÀNG VIỆT NAM: 'LÀNG TÔI' CỦA VĂN CAO - Tiểu luận THANH THẢO



TỪ: Vanvn-Cập nhật ngày: 27 Tháng chín, 2024 lúc 07:57

 Một trong những tác phẩm âm nhạc để đời của Văn Cao là ca khúc Làng tôi được ông sáng tác trong kháng chiến chống Pháp.

Một khi làng quê đã đi vào âm nhạc, thì nó gợi cho người Việt tình yêu thương, trước hết với ngôi làng của mình, rồi sau đó với nhiều ngôi làng khác mà mình đã sống qua, đã đi qua.

Ca khúc của Văn Cao không định danh ngôi làng, nhưng ai nghe bài hát cũng nhớ về ngôi làng quê của mình, như một góc riêng tư của ký ức.

Như có lần Văn Cao về thăm và dự đêm nhạc của mình tại quê hương Nam Định, khi lãnh đạo tỉnh đề nghị ông sáng tác một bài hát cho quê hương Nam Định, ông đã cười và bảo: “Bài hát Làng tôi chính là tâm huyết của tôi viết cho quê hương đấy”.

Nghĩa là người Việt khi nghe bài hát này đều thấy rõ đến ám ảnh hình bóng quê hương mình qua âm nhạc và ca từ.

Lũy tre làng ở xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Ảnh Cù Hiền)

Với người Việt Nam, mỗi khi nhắc tới chữ “làng” là nhắc tới những gì cực kỳ gắn bó, cực kỳ thân thiết với mình, dù làng mình đã có từ nghìn năm trước hay mới có trăm năm nay, làng mình đã thấm sâu vào cuộc đời mình, trở thành máu thịt của mình, không sao quên được.

Chính vì thế, mỗi khi nhạc sĩ có được giai điệu đầu tiên hát về làng mình, nhà thơ có được câu thơ đầu tiên viết về làng mình, thì tác phẩm âm nhạc và thơ ấy đều rất hay, nghe và đọc rất thấm thía.

Nếu Văn Cao “sinh tôi ra đã có Hải Phòng” mở đầu trường ca Những người trên cửa biển, thì ca khúc Làng tôi của ông không viết về Hải Phòng, không hẳn viết về Nam Định nhưng người Hải Phòng hay Nam Định đều cảm thấu bài hát ấy viết về chính quê hương mình.

Với ngôi làng miền Bắc, là làng Công giáo, thì tiếng chuông chiều buông gợi lên bao cảm xúc. Âm thanh tiếng chuông chiều nghe giống nhau, nhưng tâm trạng mỗi người nghe lại mỗi khác.

Cũng như lũy tre làng, nhìn thì lũy tre làng nào cũng giống nhau, nhưng khi hình ảnh ấy đi vào thơ nhạc, thì mỗi người đọc hay nghe lại có “cõi riêng” của mình về lũy tre ấy. Thu vào mỗi cảm xúc riêng tư, và tỏa rộng ra thành cảm xúc của cộng đồng, hình ảnh làng quê chúng ta tồn tại như vậy đó.

Với ngôi làng miền Bắc, là làng Công giáo, thì tiếng chuông chiều buông gợi lên bao cảm xúc (Ảnh Cù Hiền)

Tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần bài hát Làng tôi của Văn Cao, mỗi lần nghe lại có những cảm xúc không hoàn toàn giống nhau.

Đó là khi một ca khúc hết sức tuyệt vời tạo những rung cảm như những đợt sóng trong ta, sóng thì giống nhau nhưng mỗi đợt sóng lại mỗi khác.

Bồi hồi và hân hoan, ngân rung và nao nức, ấy là lúc Làng tôi chuyển điệu, như tiếng reo vui của dân làng, như niềm hy vọng về một ngày mai thái bình. Làng lại về với hình ảnh xưa cũ của mình, thương yêu và gần gũi biết bao nhiêu.

Xin giới thiệu lại những ca từ của bài Làng tôi, ca từ thật giản dị mà đầy cảm xúc của nhạc sĩ – nhà thơ Văn Cao:

Làng tôi xanh bóng tre

Từng tiếng chuông ban chiều

Tiếng chuông nhà thờ rung

Đời đang vui đồng quê yêu dấu

Bóng cau với con thuyền, một giòng sông…

… Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng,

Đánh tan lũ quân thù về làng xưa.

Dân tưng bừng chặt tre phá cầu,

Cùng lập chiến lũy đào hào sâu.

Giặc chưa tan chiến đấu không thôi,

Đồng quê chào đón ngày mai.

Văn xuôi viết về LÀNG một kiểu, còn âm nhạc hát về LÀNG một cách, kiểu và cách ấy đi song song với nhau, bổ sung cho nhau. Như khi ta đọc Chí Phèo của Nam Cao viết về làng Vũ Đại, rồi ta chuyển qua nghe Làng tôi của Văn Cao hát về một ngôi làng Việt Nam dịu lành và bất khuất. Cũng là làng đấy, giống nhau đấy mà khác nhau, nỗi đau của Chí Phèo thời nô lệ khác rất nhiều với nỗi đau:

Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà

Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn.

Và khi người dân làng chứng kiến cảnh:

Đường ngập bao xương máu tơi bời

Đồng không nhà trống tàn hoang.

Thì lòng căm thù trỗi dậy, đó là lòng căm thù của cả một dân tộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (Hồ Chí Minh – Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp – 12.1946).

Làng Vũ Đại của Chí Phèo là ở thời Pháp thuộc, còn Làng tôi của Văn Cao là ở thời kháng chiến chống Pháp. Hai ngôi làng ấy giống nhau ở người dân, mà khác nhau cũng ở người dân.

THANH THẢO/TNO



Tin tức khác

· DỊCH GIẢ MỸ STEVE BRADBURY: "TÔI RẤT NGƯỠNG MỘ TÀI ỪNG BIẾN VÀ LÒNG NHÂN ĐẠO CỦA BÁ HỒ"
· LÀNG VIỆT NAM: 'LÀNG TÔI' CỦA VĂN CAO - Tiểu luận THANH THẢO
· CON RỂ LÀM PHẢN, TÙNG THIỆN VƯƠNG BỊ VUA TỰ ĐỨC XỬ LÝ RA SAO?
· NỮ SĨ MANH MANH - GÓP PHẦN KHÔNG NHỎ VÀO NỀN VĂN HỌC NƯỚC NHÀ
· 'LỜI RAO' CỦA ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN - EM CÀNG RAO TUYẾT CÀNG RƠI
· NHÀ THƠ DUY NHẤT CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI ĐƯỢC PHONG NSND, VỢ VÀ CON ĐỀU LÀ NSND
· CÁ NHÂN PHẢN TỈNH TRONG TRƯỜNG CA TRẦN ANH THÁI
· 'BƯỚC GIÓ TRUYỀN KỲ' - NHỮNG CON ĐƯỜNG GIÓ MỞ LỐI CỦA PHAN HOÀNG
· BÊN KIA LỜI NGUYỀN - ĐI TÌM 'NHÂN VẬT" TẠ DUY ANH -Tiểu luận PHẠM LƯU VŨ
· NGUYÊN PHÓ CHỦ TÍCH NƯỚC NGUYỄN THỊ BÌNH VÀ ÔNG NGOẠI: PHAN CHÂU TRINH
· 'ÁM ẢNH CHỮ' VÀ HÀNH TRÌNH VĂN CHƯƠNG SÂU LẮNG CỦA HỮU THỈNH
· TIỂU THUYẾT NHỮNG NĂM CHỐNG MỸ 1955 - 1975: NHỮNG ĐÓNG GÓP LỚN CẦN ĐƯỢC TÔN VINH
· VĂN HỌC DI DÂN TRONG DÒNG CHẢY CỦA LOẠI HÌNH TIỂU THUYẾT HÌNH HỌA MỸ
· HOÀI THANH VỚI PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH ẤN TƯỢNG -Tiểu luận ĐỖ LAI THÚY
· NƠI RA ĐỜI CỦA CA KHÚC 'TIẾN VỀ HÀ NỘI' CỦA VĂN CAO
· ĐÃ ĐI VỚI NHÂN DÂN THÌ THƠ KHÔNG THỂ KHÁC! -Tiểu luận TRẦN ĐĂNG SUYỀN
· NHÀ THƠ NGUYỄN NHƯỢC PHÁP - 'BÓNG MỘT NGƯỜI ĐANG KHÚC KHÍCH CƯỜI'
· THƠ ANH CÒN TẠC TRÊN VÁCH ĐÁ
· KỶ NIỆM VỀ LẦN GĂP 'CON CHIM LỬA CỦA CÁNH RỪNG TRƯỜNG SƠN'
· 'VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC' DƯỚI GÓC NHÌN NGÔN NGỮ HỌC -Tiểu luận PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH

Tin tức mới
♦ DỊCH GIẢ MỸ STEVE BRADBURY: "TÔI RẤT NGƯỠNG MỘ TÀI ỪNG BIẾN VÀ LÒNG NHÂN ĐẠO CỦA BÁ HỒ" (12/06/2025)
♦ NGƯỜI VỆT ĐÃ TỪNG CHIẾN THẮNG QUÂN CỦA TẦN THỦY HOÀNG Ở THỜI ĐẠI NÀO? (12/06/2025)
♦ CHÙM THƠ CHÂN DUNG CỦA PHÙNG VĂN KHAI (12/06/2025)
♦ NGƯỜI VIỆT DUY NHẤT LÀM ĐẾN CHỨC TỂ TƯỚNG THỜI NHÀ ĐƯỜNG TRUNG HOA (12/06/2025)
♦ LÀNG VIỆT NAM: 'LÀNG TÔI' CỦA VĂN CAO - Tiểu luận THANH THẢO (10/06/2025)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 1678946
Trong thang Trong tháng: 172474
Trong tuan Trong tuần: 81
Trong ngay Trong ngày: 44907
Truc tuyen Trực tuyến: 5

...

...

Designed by VietNetNam