TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Tin văn
CÁI CHẾT ANH HÙNG CỦA HAI NGHĨA SĨ NGUYỄN PHẠM TUÂN VÀ TÔN THẤT ĐẠM
CÁI CHẾT ANH HÙNG CỦA HAI NGHĨA SĨ NGUYỄN PHẠM TUÂN VÀ TÔN THẤT ĐẠM
LÊ NGUYỄN
Trong phong trào Cần vương do vua Hàm Nghi đích thân phát động, riêng ở khu vực Quảng Bình đã có ít nhất ba cái tên nổi bật là Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân và Tôn Thất Đạm. Họ là những nghĩa sĩ một lòng vì nước, có dũng khí và uy tín để lôi cuốn người dân tham gia vào các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, và đã khiến cho đạo quân Pháp nhiều phen hoảng sợ. Tiếc rằng vũ khí thô sơ không chống nổi các phương tiện quân sự hiện đại của giặc, Đề đốc Lê Trực đã phải giải tán lực lượng nghĩa quân sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, trở về quê nhà sống âm thầm những năm cuối đời, riêng Nguyễn Phạm Tuân và Tôn Thất Đạm đã lấy cái chết anh hùng để đền ơn nước.
Khi sự biến đêm 4 rạng 5 tháng 7 năm 1885 diễn ra tại Huế theo kế hoạch của hai Phụ chánh đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi không hề hay biết gì. Người ta kể rằng vào sáng sớm hôm đó, khi cuộc tấn công vào các đơn vị của Pháp trú đóng tại Huế bị thất bại và quân Pháp phản công mãnh liệt, nhà vua 13 tuổi còn đang ngơ ngác thì được thỉnh lên kiệu để rời bỏ kinh thành.
Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sống trong cảnh phiêu bạt, đối đầu với biết bao hiểm nguy, vua Hàm Nghi đã sớm trưởng thành và trở nên linh hồn của một cuộc kháng chiến gian khổ nhưng đầy tự hào. Lúc đầu, Tôn Thất Thuyết dự tính sử dụng đồn Tân Sở (Quảng Trị) là nơi ông đã cố công xây dựng từ mấy năm trước với dụng ý dành làm căn cứ kháng chiến lâu dài khi có biến, song khi đoàn xa giá của vua Hàm Nghi đến nơi, Thuyết thấy không thể ở đó cầm cự lâu dài với Pháp nên đã đưa nhà vua đi về phía bắc. Tháng 10 âm lịch 1885, đoàn xa giá đến tại làng Qui Đạt, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. Một trong những viên chức địa phương là ông Cao Lượng đã có dịp diện kiến vua Hàm Nghi và lời kể lại của ông được ghi lại trên Tập san Đô thành Hiếu cổ (BAVH) số 3 năm 1929:
- Khi ấy nhà vua còn rất trẻ, diện mạo hiền hậu nhưng uy nghiêm. Ngài mặc áo bào màu vàng, ngồi trên một chiếc kiệu chạm rồng do 4 người khiêng, bốn viên quan hầu cận luôn túc trực bên Ngài. Đại tướng Tôn Thất Thuyết và Đô đốc Trần Xuân Soạn trực tiếp chỉ huy lực lượng bảo vệ đoàn xa giá gồm khoảng 100 lính trang bị súng và gươm. Một đoàn áp tải khiêng khoảng 50 thùng hàng mà Cao Lượng đoán là vật phẩm quý của triều đình. Khi tin tức về nhà vua được ban ra, dân chúng tỏ ra sợ hãi và trốn chạy vào rừng.
Tháng giêng năm 1886, lúc làm Lý trưởng làng Qui Đạt, chính mắt Cao Lượng nhìn thấy một người tên Bát Danh (bát là bát phẩm) mang cho nhà vua các thức ăn gồm cá khô, nước mắm, lá ngấy hương. Bát Danh sống ở làng Thanh Lạng và chỉ anh ta mới biết được chỗ ở của vua Hàm Nghi. Cuối tháng này, sau một cuộc đụng độ lớn giữa quân kháng chiến và quân Pháp, Phụ chánh Tôn Thất Thuyết và Đề đốc Trần Xuân Soạn lạc nhau với vua Hàm Nghi nên Thuyết lánh sang Tàu cầu viện theo kế hoạch định sẵn. Việc không thành, ông kéo dài kiếp sống lưu vong trên xứ người và mất năm 1913.
Tháng 4 âm lịch 1886, Tá sự Nguyễn Phạm Tuân và một viên tham biện đến Qui Đạt cùng với khoảng 30 binh sĩ, đóng quân ở xóm Thác Dài, làng Cổ Liêm. Họ có nhiệm vụ mở một văn phòng trung ương để nhận thư tín của các lãnh tụ Cần vương gửi cho vua Hàm Nghi lúc đó đang ở Xóm Cốc, đồng thời phân bổ các lực lượng mới tuyển mộ được. Người lãnh đạo văn phòng này là Tôn Thất Đạm, lúc đó mới 22 tuổi, là một trong hai người con của Tôn Thất Thuyết (người kia là Tôn Thất Thiệp). Sau khi Thuyết rời đi, Đạm được vua Hàm Nghi bổ làm Khâm sai để liên lạc với các tỉnh phía bắc nên thường được gọi là Khâm Đạm. Nguyễn Phạm Tuân (nhiều tài liệu bằng tiếng Pháp ghi nhầm là Phạm Nguyên Thuận) nguyên là một Tá sự, đảm nhận vai trò Thượng thư trong triều đình lưu vong của vua Hàm Nghi. Hai ông Đạm, Tuân cùng với Đề đốc Lê Trực là linh hồn của phong trào Cần vương tại Quảng Bình, trên một vùng rộng lớn dọc theo con sông Gianh lịch sử.
Ít lâu sau, Tôn Thất Đạm lãnh nhiệm vụ đến vùng núi Hà Tĩnh để hộ tống các chuyến thư và bảo vệ các đoàn vận chuyển lương thực, thực phẩm cho quân kháng chiến. Như vậy, vào giữa năm 1886, ngoài lực lượng của Tôn Thất Đạm ở Hà Tĩnh, tại Quảng Bình chỉ còn 2 lực lượng khác, một của Lê Trực đóng ở mạn Thanh Thủy, huyện Tuyên Chánh, một của Nguyễn Phạm Tuân đóng ở huyện Tuyên Hóa. Riêng Tôn Thất Thiệp, em Tôn Thất Đạm, thì ở cạnh vua Hàm Nghi để bảo vệ ông. Đường sá xa xôi, hiểm trở khiến hầu hết các cuộc hành quân của quân đội Pháp vào khu vực của quân kháng chiến ở Quảng Bình đều thất bại. Tháng 1.1887, một sĩ quan Pháp là Đại úy Mouteaux thiết lập đồn Minh Cầm nằm phía trên làng Thanh Thủy, án ngữ những con đường hiểm yếu, khiến lực lượng của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân phải di chuyển về phía thượng nguồn sông Gianh. Trong tình thế đó, các hương lý trong vùng Pháp kiểm soát lần lượt ra đầu thú. Ông Cao Lượng cũng nằm trong số những người này. Mouteaux một mặt dụ hàng Đề đốc Lê Trực, mặt khác đặt kế hoạch tấn công căn cứ của Nguyễn Phạm Tuân tại làng Yên Hương (hay Yên Lạc) với khoảng 100 đến 200 nghĩa quân trấn giữ. Ngày 8.4.1887, cuộc tấn công căn cứ Yên Hương bắt đầu trong lúc Nguyễn Phạm Tuân không hay trước để phòng bị. Khi quân Pháp đã đến gần, ông quơ vội chiếc gươm lệnh và hộp đựng giấy tờ của Viện Cơ Mật, định trốn thoát, nhưng không còn kịp. Ông bị Đại úy Mouteaux bắn một phát đạn trúng bên sườn phía trái. Viên đạn nằm phía dưới tim có mấy phân và làm đọng máu bên trong. Theo lời kể lại của các sĩ quan Pháp tham dự cuộc hành quân thì tuy bị thương nặng, Nguyễn Phạm Tuân vẫn thản nhiên, yêu cầu được bắn chết để khỏi kéo dài nỗi đau đớn, đồng thời hết lời thóa mạ Mouteaux, đến nổi viên thông ngôn Arthur không dám dịch lại.
Về phần mình, Mouteaux xem xét kỹ vết thương của Nguyễn Phạm Tuân, dùng dao mổ lấy viên đạn ra rồi băng bó tạm thời cho ông. Cũng theo lời của các sĩ quan Pháp lúc đó, ông Tuân tỏ vẻ ngạc nhiên trước hành động của Mouteaux, không thóa mạ quân Pháp nữa. Song khi được hỏi về nơi trú ngụ của vua Hàm Nghi, ông không tiết lộ nửa lời. 5 giờ chiều hôm sau, Nguyễn Phạm Tuân thở hơi cuối cùng tại trạm xá của đồn Minh Cầm vì vết thương quá nặng. Về cái chết của ông, có 2 sự kiện đáng lưu ý:
- Đại úy Pháp Gosselin, tác giả quyển L’Empire d’Annam (Vương quốc An Nam) xuất bản tại Paris năm 1904 có ghi lại một câu nói mà ông ta cho là của Nguyễn Phạm Tuân thốt lên trước khi mất: ”Nếu các ông chữa lành cho tôi, tôi sẽ giúp các ông bình định xứ sở này, bởi vì tôi thấy rằng người ta có lý khi cho rằng các ông tốt và cao thượng”. Câu này được trích dẫn lại trong nhiều tài liệu của người Pháp, xem đây là một thắng lợi tinh thần của họ. Song với một lãnh tụ nghĩa quân yêu nước, quả cảm và đáng kính trọng như Nguyễn Phạm Tuân, có nhiều lý do để tin rằng thực dân Pháp dựng lên câu nói này để nói tốt về họ và làm lung lạc tinh thần các đơn vị nghĩa quân khác đang tham gia chống Pháp. Có thể đó chỉ là lời cảm ơn đơn thuần của Nguyễn Phạm Tuân trước lúc lìa đời đã được họ phóng đại ra.
- Sự kiện thứ hai có liên quan đến một cậu bé khoảng 7-8 tuổi có mặt trong số người bị bắt chung với Nguyễn Phạm Tuân mà nhiều người khẳng định là con trai của Phụ chánh Tôn Thất Thuyết. Sau khi ông Tuân qua đời, đứa bé này được Pháp đưa về Huế, giao lại cho triều đình. Đây là chi tiết rất mới mẻ, được đề cập đến trong một bài viết đăng trên Tập san Đô thành Hiếu cổ (BAVH) số 3 năm 1941, và không thấy một tài liệu nào khác đề cập đến. Từ đó, không ai rõ cậu bé này có phải là con trai út của Tôn Thất Thuyết hay không và tình trạng về sau như thế nào.
Dù sao thì sự hi sinh của Nguyễn Phạm Tuân cũng là một tổn thất nặng nề của lực lượng kháng chiến chống Pháp. Điều này dễ dàng nhận thấy ở sự vui mừng của thực dân Pháp. Viên tướng chỉ huy sư đoàn trong vùng đã nhiệt liệt khen ngợi Đại úy Mouteaux cùng sĩ quan, binh lính thuộc quyền. Đáng buồn hơn nữa là nhân dịp này, triều đình Huế cũng hòa vào niềm vui chung của Pháp bằng cách ban tặng cho Mouteaux một cái Kim khánh bội tinh trung hạng! (Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu).
***
Hơn một năm sau, ngày 1.11.1888, vua Hàm Nghi lọt vào tay quân Pháp. 16 ngày sau (17.11.1888), trong hoàn cảnh tuyệt vọng, Đề đốc Lê Trực dẫn quân ra hàng tại đồn Thuận Bài sau khi Pháp hứa sẽ đối xử tử tế với những người thuộc quyền ông. Riêng Tôn Thất Đạm, vào ngày 10.11.1888, với tư cách Đại tướng, Binh bộ Thượng thư, đã gửi cho viên trưởng đồn Thuận Bài của Pháp một lá thư thông báo là ông sẽ ra hàng với điều kiện Pháp phải giữ lời hứa trước đây: đảm bảo tính mạng mọi người, đảm bảo danh dự của ông và tướng sĩ thuộc quyền. Mặt khác, ông nhờ Pháp chuyển cho vua Hàm Nghi một lá thư với lời lẽ bi thiết xin chịu tội vì đã không bảo vệ được vua, xin nhà vua cho đi theo để cùng chia sẻ nỗi bất hạnh chung. Nhưng khi được Pháp đọc cho nghe bức thư, vua Hàm Nghi một mực không nhận mình là vua và không trả lời bức thư của Tôn Thất Đạm.
Chờ đợi 2 ngày không nhận được phúc đáp của nhà vua, Tôn Thất Đạm hội tướng sĩ lại, khuyên họ ra đầu hàng quân Pháp để bảo toàn tính mạng. Phần ông, ông dặn lại: “ Nếu người Pháp hỏi ta ở đâu, các ngươi hãy trả lời: ‘mả ông ấy ở trong rừng’” (Revue Indochinoise 9.6.1902). Ngày 15.11.1888, ông đi vào rừng, lựa chỗ vắng, dùng khăn đội đầu treo cổ chết. Tướng sĩ vào rừng tìm ông, đến khi gặp được thì đã muộn. Họ ôm ông khóc lóc thảm thiết rồi an táng ông giữa rừng, đúng như lời ông trăng trối. Trang sử kháng chiến Cần vương ghi đậm nét những cái chết anh hùng như thế.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.