Như tin đã đưa, vì bệnh nặng, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha qua đời vào hồi 10 giờ 45 ngày 13.3.2025 (nhằm ngày 14 tháng hai năm Ất Tỵ) tại Hà Nội, hưởng thọ 77 tuổi. Tưởng nhớ bậc lão thành có nhiều đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Vanvn trân trọng giới thiệu lại bài nhà văn, nhà báo Như Bình đã phỏng vấn ông…
Vào ngày 13.2.2025, Đêm Thi Ca Bích Khê đã diễn ra trong không gian đầy hoài niệm của quán "Thềm Xưa" (Nhà Lưu Niệm Thi sĩ Bích Khê, Quảng Ngãi), nơi những tâm hồn yêu thơ cùng nhau tri ân một thi nhân tài hoa. Với sự góp mặt của gia đình thi sĩ, các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu và những giọng ngâm đặc sắc, đêm thơ đã tái hiện trọn vẹn vẻ đẹp siêu thực trong từng vần thơ Bích Khê – người mà Hàn Mặc Tử từng ca ngợi như “một bông hoa lạ nở hương, một thứ hương quý trọng”.
Vậy vào ngày Tết, vua nước Việt ăn Tết như thế nào? Vua thưởng Tết cho bề tôi ra sao? Triều đình có những nghi lễ gì, tổ chức thế nào? Những chuyện này tuy không có sách sử nào ghi cụ thể, nhưng nằm rải rác trong chính sử và nhiều tư liệu khác.
Và đấy là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi kỳ lạ của Việt Nam trong thế kỷ qua. Bà cũng là một trong người phụ nữ Việt Nam xứng đáng nhất với tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển. Nhất định Việt Nam không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Đây có thể xem là nàng công chúa đặc biệt nhất của lịch sử Việt Nam. Đóng góp của nàng vào chiến thắng của nhà Trần trước quân Mông Nguyên là rất lớn, nhưng chưa được ghi nhận xứng đáng.
Xin gửi đến bạn đọc “Báo cáo đánh giá tổng kết Giải thưởng hàng năm và Giải thưởng tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024” do nhà văn Nguyễn Bình Phương – Phó Chủ tịch, Trưởng Ban sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam trình bày.
Quận công Lương Văn Chánh, người khai phá đất Phú Yên và lập làng Phụng Các ở Tuy Hòa, có nguyên quán tại làng Phụng Lịch (Thanh Hóa), truyền đến nay được 11 đời (1991). Theo Lương Văn Chánh vào Nam lập nghiệp còn có thủy tổ khác cũng họ Lương và đồng hương, nhưng không phải hậu duệ Lương Văn Chánh đến lập làng Phụng Hoàng (Tuy Hòa). Ngoài ra, thủy tổ của ông Lương Văn Kiệt, nguyên quán tại làng Tào Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, cũng tới Phú Yên đồng thời hay sau Lương Văn Chánh.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.