TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Diễn đàn lý luận
ĐỈNH KINH - ÂM BA LỜI THA NHÂN TRONG TỪNG SÁT NA CỦA NIỆM LÀNH
ĐỈNH KINH - ÂM BA LỜI THA NHÂN TRONG TỪNG SÁT NA CỦA NIỆM LÀNH
NGUỒN: Baovannghe.vn - 19/02/2025
TỐNG PHƯỚC BẢO
Bùi Tuấn Minh trong tôi là một gã kỳ lạ. Ngay từ lần đầu gặp, kỳ thực, tôi chẳng nghĩ cái gã tướng tá cao to chắc nịch, đẫm một khí chất anh dũng lại có tâm hồn bay bổng với những vần thơ tình có phần sến sẩm. Đó là những ngày Hà Nội vẫn thấp thỏm trong cơn dịch. Bùi Tuấn Minh đến đón tôi, trong bộ đồ xanh, và sự nghiêm nghị của một anh chàng công an. Tôi chắc mẵm trong bụng mình, gã chỉ dạo chơi với văn chương như một phút giây nào đó chợt con người ta nổi hứng. Thể như một đoạn đời hốt nhiên người ta cảm thấy lòng mình trỗi lên một sự mê đắm bất chợt. Qua cơn mưa của cảm xúc, gã này lại trở về đúng chất khô khan hệt như cái tướng tá và cái nghề mà gã đang làm. Ít nhất, tôi chọn một tâm thế làm bạn theo dạng thể nghiệm cùng gã vậy.
Nhưng, bền bỉ và tận tụy, Bùi Tuấn Minh dần khiến tôi quên bẵng cái vẻ ngoài xù xì, cực ngầu đó bằng những truyện ngắn xoay trở tình huống tài tình. Kiểu viết như một gã tinh ranh dẫn dắt người đọc đi hết ngõ cụt này, lách qua ngách sâu nọ và cuối cùng là một phố lớn ngập tràn ánh sáng. Niệm lành luôn sợi dây thông điệp xuyên suốt các tác phẩm mà Bùi Tuấn Minh gửi tôi đọc trong bốn năm qua. Càng đọc tôi càng thấy một giọng văn đẫm đà và chín muồi dần lên. Càng viết gã bạn văn này lại càng lên tay, càng cho thấy nét duyên muộn mằn với văn xuôi của mình. Dẫu muộn nhưng trổ ra những bát ngát hương hoa.
Tập truyện ngắn Đỉnh kinh
Tôi cho rằng với văn chương, Bùi Tuấn Minh giống mình, thuộc tạng người hạnh ngộ muộn. Bắt đầu là thơ, từ những ngày son trẻ, nhưng rồi bẵng đi thời gian, dường như thơ không thể gói ghém những gì chúng tôi muốn chuyển tải nữa. Chúng tôi chọn văn xuôi. Bảy năm trước, tôi viết truyện ngắn đầu tay, sau quãng mười lăm năm quên bẵng chuyện văn chương. Càng viết tôi càng bị cuốn vào không gian của văn chương như bất tận. Và Bùi Tuấn Minh cũng thế, thơ dường như chẳng thể tạo nên một sức bật cho hành trình văn chương của Minh. Gã bạn tôi mới tìm đến văn xuôi chỉ bốn năm và ngay tắp lự là hàng loạt giải thưởng vinh danh gã. Tuy con số bốn năm không nhiều, nhưng nếu biết hành trình đào sâu vào sự viết, sự đọc và cả sự hy sinh về thời gian của gã, thì mới hay không phải ngẫu nhiên mà tập truyện ngắn đầu tiên sau bốn tập thơ lại gây ra sự bất ngờ cho văn giới. Kể cả những đàn anh đi trước của Bùi Tuấn Minh cũng phải dành cho gã một sự nhìn nhận tốt đẹp. Nhà văn Nguyễn Thế Hùng đánh giá rất cao cách dựng truyện của Bùi Tuấn Minh, bởi sự tài tình tạo nên những tình huống trúc trắc, khó đoán định như muôn mặt của đời sống này, đặt vào lòng độc giả nhiều câu hỏi, ngay cả khi họ gập trang sách lại.
Tập truyện ngắn Đỉnh kinh như một sự chắt chiu trong bốn năm đến với văn xuôi, vỏn vẹn mười bảy truyện ngắn, nhưng cuốn hút và ấn tượng đến không ngờ. Bởi tư duy viết của Bùi Tuấn Minh là một sự đan cài chi tiết khá lắt léo mà nói thật lòng, tôi nghĩ, phải dụng công sắp đặt, suy nghĩ kĩ càng, và bày biện khéo léo, cuối cùng là phải thông minh cộng thêm chút tinh ranh nữa, mới dụ dỗ người đọc quấn quyện từng câu chuyện của gã một cách không thể rời. Nhưng, có lẽ trải nghiệm của một cây bút đã đi quá nửa đời người từ vị trí lính đặc công đến giảng viên của trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I đã cho mình sự đầy đặn trong chi tiết, ngồn ngộn tình huống và biến chuyển kết cuộc rất chắc tay. Hơn hết, khi chọn chủ đề viết về lực lượng vũ trang thì Minh như cá bơi trong biển nước đầy thuận lợi. Trang văn của gã bạn tôi ngùn ngụt cảm xúc. Tôi cứ trôi đi mênh mang trong một không gian mà ở đó Minh tung tẩy một thỏa chí tang bồng. Nhân vật của Minh cũng hiện diện rõ mồn một qua câu chữ cắt tỉa gọn gàng, chuốt chải kĩ càng, sắp xếp lớp lang. Cứ vậy, họ, có thể là anh chiến sĩ an ninh tên Cảnh (Phía khuất), được tăng cường sang Campuchia cho nhiệm vụ làm lính bắn tỉa đầy mưu lược trong cuộc trốn chạy lính Polpot cùng cô vũ công Maily, con của một vương thất đang bị xử tử. Các tình huống bị phục kích, truy đuổi khiến tôi thấp thỏm theo dõi liền mạch, lật từng trang sách. Rồi cũng chính Cảnh, sau này, khi quay trở lại Campuchia cho nhiệm vụ bảo vệ chính khách lại rơi vào tầm ngắm của các thế lực đen tối, mà ở đó, phẩm hạnh của người chiến sĩ được tôi luyện đặc biệt mới giúp anh thoát khỏi những giăng mắc của cạm bẫy mua chuộc. Tình huống tiếp nối tình huống, chi tiết chồng chất chi tiết. Thoắt cái đã trở xoay đầy bất ngờ. Những bất ngờ nối tiếp bất ngờ.
Họ, những nhân vật của Minh, không chỉ là người lính nơi tuyến đầu, mà còn là những người phụ nữ đau đáu một phận đời trong nỗi riêng mang của thời cuộc. Như bà Lịu, một bà già mù chữ nhưng thuộc lòng kinh Phật một cách làu làu. Tiếng trì kinh ri rỉ của bà như những vết kim châm đều đặn lên thân phận của mình, của những người phụ nữ thôn quê một thời lửa đạn. Họ, còn là những đứa con chẳng thể biết cha mình là ai. Khắp dải đất hình chữ S này, bom cày lên phận người, đạn xéo lên từng mái gia đình, chiến tranh chia cắt con người ta dạt về hai phía. Ngóng chờ và hy vọng. Tất cả chỉ biết trút vào tiếng kinh cầu để vỗ an lòng mình. Những đứa con miên miết tháng tháng năm năm đi tìm sự thật về cha. Những người đàn bà đi về phía thinh không của tĩnh lặng để nguyện cầu. Truyện ngắn Đỉnh kinh ám gợi những triết luận nhân quả trong kiếp tha nhân phù vân tạm bợ. Cái hay của Bùi Tuấn Minh, chính là sự thay đổi và bồi đắp mảng miếng chồng chất lên trong từng truyện ngắn. Cứ mỗi một lớp tình tiết lại gieo vào lòng người đọc một sự chiêm nghiệm mới. Từng chút một, từng chuyện một, từng sát na một, tha nhân bỗng thấu thị khi niệm khoảnh bung thoát ra những ẩn tàng trong nó. Hạnh ngộ cuộc người kỳ thực cũng chỉ là sự bằng an tận tâm khảm mình.
Tôi nhớ mình có những khoảng thời gian ở chung phòng cũng gã bạn văn này, trong một trại sáng tác ở Ninh Bình, khi ấy, tôi mới xác tín, gã này máu văn chương hơn mình tưởng. Phòng có hai bàn viết, tôi một bàn và gã một bàn. Tôi thức khuya để viết, gã cũng cày chữ ngang ngửa tôi. Thậm chí có khi ngừng tay gã bàn cùng tôi chi tiết, nói về cốt truyện và thông điệp bằng một khí thế hăng say, dẫu khi ấy đã hơn hai giờ sáng. Cũng có đêm, tôi ngồi bàn gõ lộc cộc, gã mở đèn chăm chú đọc sách. Tôi có thói quen viết xong truyện là thả đầu mình rong chơi vài ngày, ngủ sớm lấy lại năng lượng. Nhưng, gã thì lại khác, miệt mài đọc sau khi đã hoàn thành truyện. Có đêm, tôi tắt đèn ngủ giường mình, ngó sang, gã vẫn mở đèn để đọc, đọc cho xong, đọc cho đã, đọc cho cạn cùng sự háo hức, khi mắt chẳng thể mở nổi và đầu óc rã rời, gã mới chịu ngủ. Hai tuần lễ sau kỳ trại sáng tác đó, tôi biết, gã này đã chọn lựa một sự dấn thân đầy quyết liệt với văn chương.
Phía sau trang viết của người nào đó, luôn lấp lánh trang đời của họ. Tôi đọc trong tập truyện ngắn lần này của Minh, thấy đâu đó một vùng quê nghèo, một làng nhỏ thanh bình tựa vào sông Đáy với những câu chuyện day dứt đi từ đôi bờ thời gian xưa – nay; hai khoảng không gian cũ càng – hiện đại; hai mảnh tâm can chấp niệm – buông bỏ. Các truyện ngắn Bên kia sông, Những cơn mưa đồng bằng và Mưa Ắng Bằng dựng lên không không gian làng quê đẹp buồn thao thiết. Khung cảnh bình dị thanh lành đó ẩn chứa trong lòng của làng là những âm ba sau cuộc chiến. Đó có thể là cơn buôn buốt từ nỗi đời ngang trái của anh chàng bộ đội trở về quê hương gá nghĩa cùng cô vợ của một liệt sĩ, từ đó cuộc sống đi qua những dâu bể lao đao cả hai thế hệ. Nhưng cũng có khi hoẵm sâu cơn đau xé lòng đến tê dại của những người đàn bà góa mà chồng họ biệt tăm ngoài mặt trận. Mưa sông Đáy như trút những đau thương vật vã. Đúng hay sai của một bộ hài cốt, liệu có hong ấm lại cuộc đời của họ, những người phụ nữ kiệt cùng trong nỗi chờ đợi mà nỗi buồn đã hóa vô biên tự bao giờ.
Tôi thích Mưa Ắng Bằng bởi đó rất thật là Minh, một gã bạn văn đầy sự ngẫu biến khiến tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Khiến tôi ngỡ gã chỉ một quãng gá thân cùng văn chương giờ thì giờ xác tín gã sẽ đi trọn vẹn, bởi viết như trút cả nguồn cơn mê đắm thế thì làm sao dứt ra khỏi văn chương được nữa. Khép trang sách cuối lại, tôi ghẹo Bùi Tuấn Minh, với tập truyện ngắn này, đúng là “Đỉnh” và gây ra cho tôi một sự “Kinh” bởi âm ba dội vào tôi là triết luận tha nhân trong từng sát na của niệm lành.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.