TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Diễn đàn lý luận
MỐI TÌNH PHỦ BỤI THỜI GIAN CỦA SIGMUND FREUD -Tiểu luận LỆ LÂM CHÂU (TRUNG QUỐC)
MỐI TÌNH PHỦ BỤI THỜI GIAN CỦA SIGMUND FREUD -Tiểu luận LỆ LÂM CHÂU (TRUNG QUỐC)
Baovannghe.vn- 08/03/2025
LỆ LÂM CHÂU (TRUNG QUỐC)
Ảnh cưới của Freud với Masa
Sigmund Freud là người sáng lập ra bộ môn khoa học phân tích tâm lý (Psychoanalysis), ông nổi tiếng về đạo đức truyền thống trong hôn nhân. Nhưng trong phiếu đăng ký ngủ qua đêm ở một khách sạn dưới chân dẫy núi Alpes với phong cảnh đẹp như tranh của Thuỵ Sĩ, người ta đã khám phá ra một trang tình sử đã bị phủ bụi thời gian 100 năm của Freud.
Một ngày, năm 1882, một bệnh nhân nữ trẻ đẹp đến bệnh viện của Freud, đi cùng là một thiếu nữ tuổi vừa cập kê. Chợt thấy thiếu nữ, Freud đã xiêu lòng ngay từ những cái nhìn ban đầu.
Và bệnh nhân đã chủ động giới thiệu về mình: Masa, nhân viên của giáo hội, còn thiếu nữ là Mina em gái của bệnh nhân, một giáo viên âm nhạc.
Chính lần gặp gỡ này, Masa đã đem lòng mến mộ ngay Freud, với tính cách đầy nhiệt tình, cởi mở nàng đã mở lòng với Freud. Song, oái oăm thay, Freud thì lại cứ để tâm đến Mina. Sau đó mấy ngày, Masa mời Freud đến chơi nhà, Freud nhận lời. Buổi tối đó khi nhìn thấy Mina đang khoác tay một trang nam nhi điển trai, hào hoa phong nhã ngồi trong phòng, chàng cảm thấy vô cùng đau đớn, trái tim đột nhiên tràn đầy băng giá.
Trong bàn tiệc, Freud được biết đấng nam nhi này chính là vị hôn phu của Mina, một bá tước có một thân phận đầy hiển hách, mà mình thì chỉ là một thầy thuốc khoa thần kinh, nên Freud cảm thấy thấp kém hơn bao giờ hết.
Chàng một mình vào phòng khách, không kìm hãm nổi tình cảm, lặng lẽ ngồi độc tấu dương cầm bản Cô nàng xinh đẹp với chiếc cối xay bột. Khúc nhạc miêu tả câu truyện tình bi thảm: Một chàng trai yêu con gái của bà chủ nhà xay bột, anh khắc tên cô gái vào thân cây. Nhưng người thợ săn trong rừng lại cướp mất tình yêu đó, chàng trai thất tình đã lao mình xuống suối nước. Freud ngửng đầu lên, nhìn thấy Mina đang ngậm ngùi, than thở.
Trên đường về nhà, chàng một mình đi trên đường rợp bóng ngô đồng, dừng chân dưới một gốc cây cành lá xum xuê, vội khắc mấy câu thơ vào cành cây: Nếu không thể là cả bầu trời, mang lại cho em một tình yêu bao la, thì anh xin làm mặt trăng đêm đêm tưởng nhớ em, ánh trăng vuốt ve khuôn mặt em (dịch ý). Mến tặng MB (viết tắt tên của Mina)
Freud quyết định quên Mina đi để đón nhận mối tình của Masa. Anh gửi toàn bộ bí mật của mình vào cành cây ngô đồng.
Freud kết hôn ngay với Masa, và còn sinh được một bé trai. Còn Mina cũng thành hôn với Ivan, cuộc sống rất hạnh phúc, nhưng ngày vui ngắn chẳng tầy gang, bỗng nhiên xảy ra một vụ hoả hoạn.
Một buổi tối mùa đông, ngôi nhà của Mina bỗng nhiên bị cháy. Để cứu Mina, Ivan đã nhẩy vào đống lửa, ngọn lửa tàn ác đã làm hỏng đôi mắt của Mina, còn Ivan ngoài phần mặt không bị tổn thương ra, tay chân đều bị cháy bỏng.
Thầy thuốc nói, Mina cần phải thay giác mạc ngay, nếu không hai mắt sẽ bị hỏng hẳn, còn Ivan thì đang trong tình trạng lâm nguy. Khi Freud đến giường bệnh, thì Ivan đang hổn hển nói với luật sư về di chúc của mình. Ngoài toàn bộ tài sản đều dành cho Mina, còn phải lấy ngay giác mạc của mình thay cho Mina.
Ngay tối hôm đó Ivan đã qua đời. Giác mạc của Mina đã được thay lại, nhưng do mất chồng nên nàng không thể hé được một nụ cười.
Nhìn em gái quá thương tâm, Masa đã chủ động đưa em về ở cùng. Được chị và Freud chăm sóc tận tình, trên khuôn mặt tươi tắn và hồn nhiên của Mina đã dần dần trở lại những nụ cười hồn nhiên. Còn Freud thì thấy tự trách mình, và mâu thuẫn nội tâm mỗi ngày thêm dằn vặt. Vì mỗi lần nhìn Mina, lại thấy thêm yêu mến bội phần, và rồi anh lại dạo khúc nhạc Cô nàng với chiếc cối xay bột. Trong tâm thái nửa tỉnh nửa say, Freud như đang sống trong mơ, bất giác Mina xuất hiện trước mặt chàng với cặp mắt đượm vẻ u buồn, muốn như bày tỏ nỗi lòng, song lại ngậm ngùi.
"Nếu em chung sống cùng anh, không những mất thể diện với chị Masa, mà còn càng hổ thẹn với cái chết của Ivan nữa! Để em có thể lại nhìn thấy ánh sáng, cũng là không để em nhìn thấy cơ thể xấu xí sau khi bị ngọn lửa phũ phàng thiêu đốt, Ivan đã rút ống dưỡng khí! Chính Ivan đã chết vì em...” Mina đã không kìm nổi tình cảm của mình, thốt nên như vậy.
Freud sững sờ. Dừng lại hồi lâu và rồi kéo tay Mina đến trước cành cây ngô đồng đã vạch đầy những lời tỏ lòng thương nhớ. Mina nhìn thấy những câu thơ như vậy, không nén nổi mối tình đã ấp ủ trong lòng bấy lâu, nàng ngã vào lòng Freud. Cũng từ sau ngày đó, chỉ cần có cơ hội là 2 người lại gần gũi bên nhau. Mỗi khi nghe tiếng dương cầm trầm bổng với khúc nhạc Cô nàng xinh đẹp với chiếc cối xay bột vọng lại từ trên tầng gác, Mina lại tìm cách tránh người nhà để 2 người lại được tự tình cùng nhau.
Chẳng bao lâu, Mina đã mang thai, có nghĩa là Freud phải dứt khoát chọn 1 trong 2, Masa hay Mina. Suy nghĩ mông lung, cuối cùng Freud đã lựa chọn tình yêu là trên hết.
Ba ngày sau đó, Freud đã đưa Mina đến chân dãy Alpes và thuê căn phòng số 11 của khách sạn Maloya đăng ký ở, với danh nghĩa "Tiến sĩ Freud và phu nhân”.
Ngày đầu tiên trốn khỏi nhà, họ đắm chìm trong bồn chồn, lo âu.
Freud gọi điện thoại về nhà, chuông vừa đổ, đã nghe thấy tiếng nói gấp gáp, mừng mừng tủi tủi của Masa: “Freud đấy phải không? Anh vẫn bình yên chứ? Anh muốn nói điều gì phải không? Nếu mọi việc vẫn tốt đẹp, thì trước khi em chấm dứt đếm đến tiếng thứ 3, xin anh hãy ngắt ngay điện thoại, được chứ? Em và con bao giờ cũng mong chờ anh về, em vĩnh viễn là Masa yêu quí anh nhất đời...”
Freud vội ngắt điện thoại, chìm trong nước mắt. Bỗng nhiên quay người lại, thấy Mina thẫn thờ ngồi bên từ lúc nào. Lúc này yên lặng là hơn hết, một cặp tình nhân bị nội tâm khiển trách, giày vò, suốt đêm ôm nhau thức thâu canh.
Buổi sáng hôm sau, hai người đưa nhau đến chân dãy Alpes. Đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng, chân núi là cả một hồ băng mênh mông, phẳng lặng. Người dân địa phương nói với họ: Ngày xửa ngày xưa, có một nàng tiên với một sắc đẹp tuyệt trần đã từng sống ở đây, một trang thiếu niên vừa trông thấy đã phải xiêu lòng. Thượng đế bảo chàng trai, nếu vui lòng biến thành một trái núi, quanh năm chịu đựng được giá lạnh của băng tuyết, thì có thể làm bạn được với nàng tiên. Thiếu niên vui lòng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt đó. Trước khi biến thành dẫy núi, chàng đã nhỏ đến giọt nước mắt cuối cùng, chính những giọt nước mắt này đã biến thành cả một hồ băng mênh mông, phẳng lặng đó.
Nghe xong câu truyện, Freud bùi ngùi, xúc động, mãi mới trở lại bình thường được. Có lẽ, cái giờ phút họ quyết định yêu nhau đó, Freud đã nhỏ đến giọt nước mắt cuối cùng, còn trái tim cuả Mina đã biến thành cả núi băng không bao giờ tan chảy.
Trở về khách sạn, Freud không cầm lòng nổi, lại gọi điện thoại về nhà, nghe thấy giọng nói bi bô của con dại, được biết Masa đã định quyên sinh nhưng không thành, Freud vội tắt máy, đắm chìm trong nước mắt. Mina cũng thấy vô cùng hối hận, hai người ôm nhau khóc sướt mướt.
Mina vội rời khỏi căn phòng số 11 khách sạn Maloya. “Em mãi mãi yêu anh, chỉ có là từ nay về sau, mối tình vĩnh cửu này thôi đành chôn giấu trong tim và xin hãy để lắng sâu xuống đáy hồ tràn đầy băng tuyết dưới chân dẫy núi Alpes”.
Hai ngày sau, Freud trở về nhà, Masa không hề vặn hỏi về 3 ngày hai người cùng một lúc bỏ nhà ra đi. Nàng chỉ biết ôm hôn chồng tha thiết.
Từ sau đó, Freud chấm dứt mối tình đầy trắc trở với Mina, chỉ biết dốc toàn bộ sinh lực vào công việc nghiên cứu lĩnh vực phân tích tâm lý, kết quả là ông đã viết thành công một tuyệt tác truyền lại mãi mãi cho mọi thế hệ đời sau, và nghiễm nhiên trở thành người cha đẻ của bộ môn khoa học phân tích tâm lý hiện đại - Phân tâm học.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.