• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Diễn đàn lý luận
 
NGÀY XUÂN NGẪM CHUYỆN NGŨ HÀNH - Tiểu luận MAI BÁ ẤN

NGÀY XUÂN NGẪM CHUYỆN NGŨ HÀNH - Tiểu luận MAI BÁ ẤN



 23/01/2023 07:19:29 AM         


 

 

 

                                                                                                        

          Triết lý Âm Dương - Ngũ Hành là sản phẩm của cư dân Bách Việt phương Nam ra đời từ hàng nghìn năm trước. Sau khi thâu tóm các bộ tộc thuộc Bách Việt, Trung Hoa phương Bắc đã tiếp nhận triết lý này và phát triển thêm. Chính vì thế, cùng triết lý Âm Dương - Ngũ Hành nhưng quan niệm nhận thức về vũ trụ và con người giữa Việt Nam và Trung Hoa có những nét khác nhau rất cơ bản. Từ đó, tín ngưỡng, phong tục… cũng khác nhau đúng như Nguyễn Trãi đã khẳng định trong “Thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo: “Núi sông, bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc - Nam cũng khác”…

 

          Văn hóa Trung Hoa khởi nguồn từ vùng đồng cỏ phía Tây nên thuộc loại hình văn hóa gốc du mục (Dương tính). Sau khi “Đông tiến” và “Nam tiến” thâu tóm phương Đông và phương Nam của Bách Việt mới tiếp thu văn hóa Nông nghiệp (Âm tính), nên thực chất, văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa mang tính nước đôi: Nông nghiệp gốc du mục. Chính vì vậy, trong nhận thức về vũ trụ và con người, Trung Hoa trọng số chẵn (Âm tính để quân bình với gốc văn hóa Dương tính). Trung Hoa trọng  Tứ tượng - Bát quái hơn, trong khi người Việt với gốc văn hóa nông nghiệp điển hình (Âm tính) nên lại tư duy nghiêng về số lẻ (hình thành một triết lý sống mang tính lẻ), trọng Tam tài và Ngũ hành hơn.

Trong nhận thức về không gian vũ trụ, người Trung Hoa dựa vào Tứ tượng (Thái Âm - Thái Dương - Thiếu Âm - Thiếu Dương) chia không gian vũ trụ ra làm 4 phương (Đông - Tây - Nam - Bắc) ứng với 4 vật biểu (Rồng - Hổ - Chim - Rùa) và 4 màu biểu (Xanh - Trắng - Đỏ - Đen).  Trong khi đó, vì trọng số lẻ, người Việt dựa vào Tam tài chia không gian vũ trụ ra thành 3 khu vực (Phủ) do 3 vị nữ thần cai quản: Phủ Trời (Mẫu Thượng Thiên - Mẹ Trời), Phủ Đất (Mẫu Thượng Ngàn - Mẹ Đất) và Phủ Nước (Mẫu Thoải/Thủy - Mẹ Nước). Từ đó hình thành nên tín ngưỡng thờ Tam phủ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Rồi dựa vào Ngũ hành, người Việt chia không gian vũ trụ ra làm 5 phương (Đông - Tây - Nam - Bắc và phương Trung ương). Màu biểu của phương Trung ương là màu vàng (Hành Thổ), vật biểu là con Người (Con người ngự giữa phương Trung ương để cai quản 4 con vật biểu của 4 phương: Đông (Hành Mộc) - Tây (Hành Kim) - Nam (Hành Hỏa) - Bắc (Hành Thủy). Như vậy, người Trung Hoa chia không gian vũ trụ làm 4 phương (Tứ tượng) và 8 hướng (Bát quái); còn người Việt chia làm 5 phương (Ngũ hành) và 8 hướng (Bát quái). Sở dĩ là 5 phương mà chỉ có 8 hướng là vì phương Trung ương không có hướng.

Tương tự như thế, người Trung Hoa, chia thời gian vũ trụ 1 năm ra làm 4 mùa (Xuân - Hạ - Thu - Đông) và 8 tiết; còn người Việt dựa vào Ngũ hành và Bát quái chia thành 5 mùa ứng với 5 Hành: Xuân (Hành Mộc) - Hạ (Hành Hỏa) - Thu (Hành Kim) - Đông (Hành Thủy), Khoảng giữa các mùa (Hành Thổ) và 8 tiết vì mùa thứ 5 (Khoảng giữa các mùa) đã tương ứng với 4 tiết đầu từng mùa. Theo thứ tự trong năm là: Lập Xuân, Xuân phân, Lập Hạ, Hạ chí, Lập Thu, Thu phân, Lập Đông, Đông chí.

 

 

          Cũng xuất phát từ triết lý trọng số chẵn, khi nhận thức về con người, người Trung Hoa chia cơ thể con người tự nhiên ra thành Lục phủ và Ngũ tạng. Trong khi người Việt chỉ có Ngũ phủ (Bàng quang - Tiểu tràng - Đởm - Đại tràng - Vị) và Ngũ tạng (Thận - Tâm - Can - Phế - Tì) tương ứng với Ngũ giác quan (Tai - Lưỡi - Mắt - Mũi - Miệng) và Ngũ thể chất (Xương tủy - Huyết mạch - Gân - Da lông - Thịt) ứng đủ với 5 Hành theo thứ tự (Thủy - Hỏa - Mộc - Kim - Thổ). Chính cơ chế vận hành của Ngũ hành tương sinh và tương khắc trong cơ thể tự nhiên của con người là cội nguồn ra đời khoa học Đông y. Phủ thứ 6 của người Trung Hoa là phủ Tam Tiêu gồm Thượng tiêu, Trung tiêu và Hạ tiêu chỉ dùng để chỉ mối quan hệ giữa 5 phủ, không ứng với một Hành nào cả.

 

Trên cơ sở đó, tín ngưỡng Tam phủ và tín ngưỡng thờ cúng thần Ngũ Phương (Ngũ Phương chi thần - Vị thần cai quản 5 phương không gian), thần Ngũ Đạo (Ngũ đạo chi thần - Vị thần cai quản 5 nẻo đường) của người Việt ra đời. Cùng Ngũ Phương chi thần, Ngũ Đạo chi thần (Vị thần dẫn dắt các linh hồn ở 5 phương về phối hưởng lễ cúng) cũng được cúng bái rất trang trọng. Khi cúng ngoài sân vào dịp Sóc (Mồng 1), Vọng (Rằm) hoặc những ngày Tết, thủ tục cuối cùng khi rải gạo muối và đốt vàng mã để linh hồn làm lộ phí và lương thực trở về nơi xuất phát, người cúng phải thực hiện thủ tục cuối là: Bưng chén gạo muối lạy 3 lạy trước bàn thờ, rồi bước lên phía trước vừa đọc vừa hành động như sau: “Tiền lễ nghinh, hậu lễ tạ. Hoặc Đông quy Đông (rải một nắm gạo muối về phương Đông), hoặc Tây quy Tây (rải về phương Tây), hoặc Nam quy Nam (rải về phương Nam), hoặc Bắc quy Bắc (rải về phương Bắc), hoặc Trung ương quy hồi Trung ương (lui ba bước rải thăng lên trời), thọ lưu phước, phước lưu tín chủ” (bài cúng này áp dụng ở vùng Nam Quảng Nam và Bắc Quảng Ngãi). Trong phong tục tang ma, trên Chương trình lễ tang, ta thấy, trước lễ Di quan (Động quan) thường có mục “Cáo đạo lộ”. Đây là lễ cáo Ngũ Đạo chi thần. Bàn lễ đặt ngoài sân ngay trước giờ Di quan gồm hương, đèn, hoa, quả, rượu, đặc biệt là thúng gạo muối và vàng mã. Lễ này thực chất là báo cáo với Ngũ Đạo chi thần là: đã tới giờ Di quan, thần Ngũ Đạo chuẩn bị tiếp nhận linh hồn từ thần Thổ Địa để dẫn dắt linh hồn đi đúng quan tài về nơi huyệt mộ (Hồn ma mới dễ bị lạc đường nên nhờ thần dẫn dắt để khỏi trở thành hồn ma lạc - điều rất kiêng kỵ trong phong tục tang ma người Việt). Chúng ta đã biết, Thổ Địa là vị gia thần quan trọng của mỗi nhà, nhưng chỉ có khả năng định đoạt phúc - họa cho gia đình trong phạm vi khu vườn hoặc ngôi nhà mà mình cai quản. Còn ra khỏi vườn nhà mình thì thần Thổ Địa không còn quyền năng. Vì thế, khi Di quan, thần Thổ Địa phải bàn giao linh hồn cho thần Ngũ Đạo dẫn dắt trên đường đưa tang (Thủ tục bàn giao, theo tôi, đó chính là trải bức chiếu hoặc 3 tàu lá chuối trước thềm/sân/ngõ nhà mình khi rước quan tài đi qua. Sau đó lập tức cuốn lại rồi mang về huyệt mộ để đốt cùng các vật lễ khác).

Ngày xuân ngẫm ngợi đôi điều để chúng ta cùng thấy được nguồn gốc và đạo lý của các tín ngưỡng và phong tục truyền thống Việt Nam. Nghĩa là xuất phát từ triết lý Âm Dương - Ngũ Hành, người Việt đã cho ra đời tín ngưỡng Thờ Mẫu (Tam Phủ, Tứ Phủ), tín ngưỡng đa thần (Ngũ Phương, Ngũ Đạo, Thổ Địa). Trong đó Thổ Địa nằm trong bộ ba (Tam tài) gia thần (Hai Ông một Bà) gồm: Thổ Địa, Ông Táo và Thổ ky (Thần chợ búa)... Từ đó, ta cũng nhận ra tục treo bùa Ngũ Sắc, bùa Bát Quái, thờ tranh Ngũ Hổ…; quan niệm linh hồn con người có 3 hồn và 7 hoặc 9 vía; làm tuần cho người chết lấy số 7 (thất) để tính;…  những tập tục xây nhà 3 gian, nhà 5 gian, bậc tam cấp (cầu thang số lẻ) đối với nhà ở, nhà rông sinh hoạt; bậc số chẳn đối với nhà thờ, lăng, nhà mồ…; rồi 18 (9x2) ụ thần công quanh các tòa thành, 18 đời Hùng Vương, 18 thôn vườn trầu; voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao; 21 (7x3) phát đại bác, 5 cửa ô, mâm ngũ quả, nêm ngũ vị… cũng đều xuất phát từ quan niệm trọng số lẻ này của triết lý Âm Dương - Ngũ Hành.

                                                   

Từ khóa: Từ khóa:  Ngẫm chuyện ngũ hành,  ngày xuân,  Mai Bá Ấn, 


Tin tức khác

· TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG
· ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA''
· LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH
· DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
· KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH
· NHỮNG ''VĂN BẢN TÂM HỒN'' CẤT LÊN TỪ ĐỜI SỐNG
· NHÌN LẠI VĂN XUÔI VIỆT 2022 -Tiểu luận PHÙNG GIA THẾ
· NGÀY XUÂN ĐỌC THƠ NHẤT LINH -Tiểu luận LÊ MINH QUỐC
· NHÀ THƠ GIANG NAM ĐÃ VỀ VỚI ''QUÊ HƯƠNG'' XANH THẲM
· HỆ GIÁ TRỊ HỒ CHÍ MINH -Tiểu luận THANH THẢO
· NGÀY XUÂN NGẪM CHUYỆN NGŨ HÀNH - Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· TỪ VIỆC THĂM TẾT CỦA BÁC HỒ, NGHĨ VỀ TẤM LÒNG LÃNH TỤ
· NHỮNG TÁC PHẨM BỊ LÃNG QUÊN 70 NĂM CỦA NHÀ VĂN NAM CAO -Tiểu luận LẠI NGUYÊN ÂN
· DẤU CHÂN NHỮNG NGƯỜI LÍNH TRẺ VÀ THƠ THANH THẢO -Tiểu luận LẠI NGUYÊN ÂN
· TRẦN THUẬT NGỮ: KHÔNG GIAN VÔ BIÊN - THỜI GIAN VÔ HẠN -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· CÓ MỘT ''VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI'' GIỮA CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM -Tiểu luận NGÔ VĨNH BÌNH
· KHÔNG GIAN VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG THƠ BÙI MINH VŨ
· THÁI BÁ LỢI: CHUYÊN ĐI TU VÀ LÍNH CHIẾN -Tiểu luận THANH THẢO
· SỰ ÁM ẢNH CỦA MÔI TRƯỜNG SÔNG NƯỚC VÀ VĂN HÓA NÔNG NGHIỆP TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· TÀI TỬ LÀNG NHO: TÀI TỬ LỤY TÌNH -Tiểu luận LÊ HỒNG KHÁNH

Tin tức mới
♦ TRANG CUỐI NGUYỄN ĐÌNH THI -Tiểu luận VŨ QUẦN PHƯƠNG (29/01/2023)
♦ ''NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA'' (29/01/2023)
♦ LÂM HUY NHUẬN - NGƯỜI TRONG GƯƠNG ẤY CÒN ĐAU HƠN MÌNH (28/01/2023)
♦ DỆT CÂU VĂN TIẾNG ANH BẰNG TÌNH THÂN NƯỚC VIỆT -Tiểu luận NGUYỄN PHAN QUẾ MAI (28/01/2023)
♦ KHI NHÀ VĂN BỊ... CHÊ -Tiểu luận TẠ DUY ANH (28/01/2023)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 982002
Trong thang Trong tháng: 85018
Trong tuan Trong tuần: 121807
Trong ngay Trong ngày: 121786
Truc tuyen Trực tuyến: 19

Tạp chí BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

TẠP CHÍ BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ ĐẤT VIỆT NAM

Designed by VietNetNam