• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Tin văn
 
TƯỚNG QUÂN LÊ SÁT- TỪ ĐẠI CÔNG THẦN ĐẾN 'QUYỀN THẦN'

TƯỚNG QUÂN LÊ SÁT- TỪ ĐẠI CÔNG THẦN ĐẾN 'QUYỀN THẦN'



                                                                                                                              Khương Duy
 
Bác Hồ từng e ngại việc các cán bộ cách mạng sau chiến thắng sẽ thoái hóa biến chất, xa rời nhân dân và chỉ lo tư lợi. Điều Bác lo lắng có lẽ cũng bắt nguồn từ các quyền thần thời xưa như Lê Sát.

Phật hoàng Trần Nhân Tông: "Dân đồng lòng vận nước mới thịnh"
Phật hoàng Trần Nhân Tông và bài học lợi ích dân tộc
Thoại Ngọc Hầu: tấn trò đời nghiệt ngã

Ức Trai: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân...

Chuyện đất nước không thể vì tị hiềm cá nhân, dòng họ, vùng miền

Đại công thần triều Hậu Lê

Đến nay, các sử liệu vẫn chưa xác định rõ năm sinh của Lê Sát, nhưng kể từ khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh năm 1418, ông đã trở thành tướng tài dưới trướng, lập nhiều chiến công hiển hách.

Năm 1420, Lê Lợi mang quân đánh tướng nhà Minh là Tạ Phượng và Hoàng Thành ở Quan Du, sai Lê Sát cùng Lý Triện ra đối địch. Quân Lam Sơn đánh bại quân Minh, chém hơn 1000 quân địch. Năm 1424, trong trận Khả Lưu, Lê Sát cùng Đinh Lễ, Phạm Vấn đánh tan quân Minh do Trần Trí, Sơn Thọ chỉ huy, chém được tiên phong Hoàng Thành, bắt được đô úy Chu Kiệt.

Tháng 6 năm 1427, nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang cứu Vương Thông, ông được lệnh cùng Trần Nguyên Hãn hạ bằng được thành Xương Giang trước khi Liễu Thăng và Mộc Thạnh kéo sang. Sau 3 tháng công phá, quân Lam Sơn hạ được thành.

Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường Vân Nam sang cứu Vương Thông. Ngày 20 tháng 9, hai bên đụng nhau ở Chi Lăng, Lê Sát cho tướng giả thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên tiến lên trước, Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn một vạn quân Minh.

Ngày 25 tháng 9, Lê Sát cùng các tướng xung trận giết được tướng giặc là Lương Minh. Tháng 10 âm lịch năm 1427, quân Lam Sơn tổng tấn công, thắng quân Minh một trận lớn, tiêu diệt năm vạn địch, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc cùng hơn ba vạn quân. Lê Sát được tính có công đầu trong trận này.

Tướng quân Lê Sát, Ảnh: gamevn

Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng bị tiêu diệt phải bỏ chạy. Vương Thông ở Đông Quan thấy viện binh bị phá cũng đành xin giảng hòa và rút về nước. Cuộc kháng chiến chống quân Minh toàn thắng.

Kháng chiến chống Minh thành công, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Lê Sát cùng các tướng lĩnh được ban chức tước tùy theo công trạng và tài năng. Trong số bảy vị đại công thần triều Lê Thái Tổ, Lê Sát đứng hàng thứ ba, chỉ sau Lưu Nhân Chú và Phạm Vấn.

Ông được Lê Lợi ủy thác phò trợ thái tử Nguyên Long, về sau trở thành Lê Thái Tông. Dưới triều Lê Thái Tông, ông đạt đến đỉnh cao danh vọng, đảm nhận chức Đại Tư mã Bình chương quân quốc trọng sự, tương đương với chức Tể tướng hay tướng quốc.

Kết cục bi thảm của một quyền thần

Do được Thái tổ Lê Lợi trọng dụng, lại xuất thân là võ tướng nên Lê Sát thường làm nhiều việc theo ý riêng. Lê Quý Đôn trong Đại Việt thông sử đánh giá: "Nhiều việc Lê Sát xử lý quá khắt khe, làm bừa và không cân nhắc".

Khi Lê Lợi có tuổi, hoàng tử trưởng Lê Tư Tề được phong làm Quốc vương để chăm lo chính sự, nhưng Tư Tề không được lập làm thái tử, nghĩa là không được nối ngôi. Hoàng tử Nguyên Long còn ít tuổi đã được lập làm Thái tử. Lê Sát đứng về phe Thái tử, trong khi Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo đứng về phe Quốc vương Tư Tề.

Vốn có tư thù với Lưu Nhân Chú, nhất đẳng công thần triều Lê, chỉ mấy tháng sau khi Lê Thái Tổ băng hà, Lê Sát hạ độc giết chết Nhân Chú. Năm 1435, Phạm Vấn, vị công thần quyền cao chức trọng thứ hai cũng qua đời, Lê Sát trở thành người "dưới một người, trên muôn người", lại ỷ thế là người phò trợ Thái Tông lên ngôi nên càng ra sức lộng quyền.

Không phải một ai cụ thể, tính cách quyền thần có thể len lỏi vào những công chức bình thường nhất - bon chen, đố kỵ, xa lìa quần chúng, hạch sách nhân dân.

Không chỉ dùng hình phạt nặng khiến các quan e sợ, Lê Sát còn đối xử tàn bạo với dân, binh, thợ thuyền. Có lần Lê Sát bắt một người thợ mộc mang xử chém vì người này thốt lời oán thán. Dù vua Thái Tông đã nghe theo lời can của Nguyễn Thiên Hựu và Bùi Cấm Hổ xin giảm án tử hình, Lê Sát chuyên quyền vẫn quyết định xử tử phạm nhân.

Lê Sát vì muốn củng cố chức vị và thâu tóm quyền lực trong tay, đã đẩy nhiều vị đại thần như Bùi Ư Đài, Bùi Cầm Hổ đi xa; đồng thời tâu lên vua Lê Thái Tông cho dùng những kẻ gian thần đã từng bị Thái Tổ Lê Lợi cấm dự việc triều chính.

Song, càng lớn lên, vua Thái Tông càng tỏ rõ sự độc lập. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Bấy giờ, vua đã lớn tuổi, xét đoán mọi việc đã sáng suốt, mà Lê Sát vẫn tham quyền cố vị nên vua càng ghét Sát, nhưng ngoài mặt vẫn tỏ vẻ bao dung. Sát không nhận ra điều đó".

Tháng 6 năm 1437, vua Thái Tông cùng các vị đại thần thân cận hạch tội chuyên quyền của Lê Sát. Thái Tông xuống chiếu bãi chức ông, trong đó viết: "Lê Sát chuyên quyền nắm giữ việc nước, ghen ghét bậc hiền tài, giết Nhân Chú để hòng ra oai, truất Trịnh Khả bắt người ta phục, bãi chức tước của Ư Đài khiến đình thần không còn ai dám nói, đuổi Cầm Hổ ra biên giới cho gián quan đều bịt miệng im hơi. Xét mọi việc làm của hắn đều không phải là phép tắc của kẻ làm tôi. Nay muốn khép vào hình luật để tỏ rõ phép nước, nhưng vì là viên cố mệnh đại thần, có công với xã tắc, nên đặc cách khoan tha, nhưng phải bãi chức tước".

Chưa hết, sau khi bãi chức của Lê Sát, vua Lê Thái Tông trao quyền bính lại cho đại công thần Lê Ngân. Lê Sát hận Lê Ngân nên ngầm nuôi võ sỹ trong nhà đợi cơ hội phục thù. Mọi việc vỡ lở, vua Thái Tông giận dữ muốn chém Lê Sát, bêu đầu ngoài chợ. Các đại thần can ngăn, Lê Sát bị bắt tự vẫn tại nhà. Lê Thái Tông phế Nguyên phi Lê Ngọc Dao, con gái Lê Sát xuống làm thứ dân, tịch thu điền sản của ông. Những người cùng phe cánh cũng tùy mức độ nặng nhẹ mà chịu phạt.

Mọi công trạng của Lê Sát bị tước bỏ cho đến năm 1453, vua Lê Nhân Tông đại xá, cấp cho con cháu ông 100 mẫu ruộng quan điền. Năm 1484, vua Lê Thánh Tông truy tặng ông chức Thái bảo, Cảnh quốc công.

Từ chuyện xưa, nghĩ chuyện nay

Công và tội của Lê Sát đã được lịch sử phán xét công bằng. Có thể nói, những sai lầm ông mắc phải cuối đời vừa do nguyên nhân chủ quan, vừa do nguyên nhân khách quan.

Liễu Thăng thạch (Đá Liễu Thăng, tương truyền khi bị tướng quân Lê Sát chém bay đầu, Liễu Thăng đã hóa thành hòn đá quỳ cụt đầu tại Ải Chi Lăng). Ảnh: vi.wikipedia.

Do ít học vấn, tính cách võ biền, nóng nẩy, Lê Sát dễ sinh ra thói độc đoán, tị hiềm, khiến ông hại người tài giỏi, kéo phe kéo đảng để củng cố quyền lực. Đồng thời, sự tranh giành quyền lực trong vương triều phong kiến, thói bạc đãi công thần của Lê Lợi sau khi lên ngôi được sử sách chép lại, cùng những mâu thuẫn trong việc bỏ con trưởng, lập con thứ làm Thái tử là những lý do khách quan khiến Lê Sát có cơ hội chuyên quyền.

Thân bại danh liệt, phải chết trong cay đắng và nhục nhã chính là cái giá phải Lê Sát phải trả cho sai lầm của mình. Cái còn lại là bài học cho người đời nay suy nghĩ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng e ngại việc các cán bộ cách mạng sau chiến thắng sẽ thoái hóa biến chất, xa rời nhân dân và chỉ lo tư lợi. Điều Bác lo lắng có lẽ cũng bắt nguồn từ các quyền thần thời xưa như Lê Sát.

Rất may mắn cho dân tộc ta, các vị "khai quốc công thần" của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều là những tên tuổi sáng ngời cả về đức và tài trước và sau hai cuộc kháng chiến. Đó là cố Tổng Bí thư Trường Chinh, người mạnh dạn kêu gọi đổi mới khi đã ở tuổi 80. Đó là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, những người mang nặng ưu tư về đất nước cho đến phút lâm chung. Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không ngừng đóng góp ý kiến xây dựng đất nước khi tuổi đã gần một thế kỷ.

Song, khi thế hệ của những cây cột chống trời ấy qua đi, khi dư âm một thời hào hùng ngày một xa dần vào quá khứ, liệu chúng ta có dám chắc sẽ không có những Lê Sát mới?

Không phải một ai cụ thể, tính cách quyền thần có thể len lỏi vào những công chức bình thường nhất - bon chen, đố kỵ, xa lìa quần chúng, hạch sách nhân dân.

Thiết nghĩ, sự khuynh gia bại sản, thân bại danh liệt của Lê Sát, dù một phần do hoàn cảnh lịch sử, nhưng phần lớn do chính ông tự gây nên. Rất mong bài học về một vị công thần - quyền thần mấy trăm năm trước vẫn hữu ích cho những người cách mạng hôm nay, để họ mãi là người công bộc trung thành, tận tụy của nhân dân như Bác Hồ từng mong muốn.

Nguồn: Tuần Việt Nam



Tin tức khác

· GIA ĐÌNH CÓ 3 NGƯỜI ĐƯỢC ĐẶT TÊN PHỐ, NHIỀU CON CHÁU LÀ TƯỚNG, GIÁO SƯ
· 3 ANH HÙNG TRUNG NGHĨA NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI: VIỆT NAM CÓ 1
· NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ TRÁI TIM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
· TẬP THƠ PHẢN CHIẾN ỦNG HỘ VIỆT NAM HÒA BÌNH, THÔNG NHẤT RA MẮT SAU HƠN NỬA THẾ KỶ BỊ CẤM
· HỒI ỨC CỦA LUẬT SƯ LÀM TÊ LIỆT BỘ MÁY CẢNH SÁT SÀI GÒN
· CON ĐI VIỆT MINH, CHA LÀM TỔNG THỐNG SÀI GÒN
· 6 NHÀ VĂN NỔI DANH VỚI MỘT TIỂU THUYẾT DUY NHẤT
· ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP - ĐẤU TRÍ Ở TỔNG HÀNH DINH
· NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ THỤC PHÁN - AN DƯƠNG VƯƠNG
· TRIỀU NGUYỄN ĐÀO KÊNH LỚN NHẤT THỜI QUÂN CHỦ VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
· TỘC NGƯỜI THIỆN CHIẾN TỪNG KIỂM SOÁT MỘT NỬA TRUNG HOA - BẮT NHÀ TỐNG CỐNG NẠP VÀ KẾT CỤC BI THẢM
· NÀNG CÔNG CHÚA CỨU NHÀ TRẦN KHỎI HOẠN DIỆT VONG SỚM
· VUA BẢO ĐẠI VÀ CUỘC ĐỜI GẮN VỚI CON SỐ 13 BÍ ẨN
· CHÚT NHỚ VỀ HẬU DUỆ MỘT VỊ TƯỚNG TÀI
· 10 TÁC PHẨM VĂN HỌC TIÊU BIỂU CỦA TP HỒ CHÍ MINH 50 NĂM QUA
· 37 NĂM CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC Ở GẠC MA - LỊCH SỬ KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
· NHÀ THƠ NGUYỄN THỤY KHA - CỨ SỐNG, CỨ VIẾT, VÀ VIẾT ĐÊN CÙNG
· ĐÊM THI CA BÍCH KHÊ tại Nhà Lưu Niệm Thi sĩ Bích Khê
· TP HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC BÌNH CHỌN 50 TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU
· CHUYỆN BÀ CHÚA KHO HIỂN LINH HÓA RẮN GIỮ QUÂN

Tin tức mới
♦ VÀNG RƠI, VÀNG RƠI, THU MÊNH MÔNG! - Tiểu luận PHẠM HIỀN MÂY (07/05/2025)
♦ BIỂN BỖNG KHÓC ÒA - Truyện ngắn NGUYỄN ĐỨC HẠNH (07/05/2025)
♦ GIA ĐÌNH CÓ 3 NGƯỜI ĐƯỢC ĐẶT TÊN PHỐ, NHIỀU CON CHÁU LÀ TƯỚNG, GIÁO SƯ (07/05/2025)
♦ 3 ANH HÙNG TRUNG NGHĨA NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI: VIỆT NAM CÓ 1 (07/05/2025)
♦ CHÙM THƠ HÀ HỒNG HẠNH Ở BẮC KẠN (04/05/2025)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 1660713
Trong thang Trong tháng: 172474
Trong tuan Trong tuần: 81
Trong ngay Trong ngày: 42175
Truc tuyen Trực tuyến: 19

...

...

Designed by VietNetNam