TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Diễn đàn lý luận
CHÙM THƠ CỦA VĂN TRIỀU
CHÙM THƠ CỦA VĂN TRIỀU
Tiếng gọi
Hốc mắt chứa đầy bóng tối
Miệng cười ngờ nghệch, ngây ngô
Chúng - những củ khoai, trái bầu lăn lóc
Biết rơi nước mắt và được đặt tên người
Người đàn bà đã qua bao lần sinh nở
Nhưng chưa bao giờ được nghe tiếng gọi mẹ
Họ đổ đioxin vào vại nước, ngọn rau
Vào bầu sữa ngực chị
Và cướp đi linh hồn những đứa trẻ
Từ mấy mươi năm trước
Chị thắp hi vọng
Bằng những bào thai
Kế tiếp bào thai
Đơn sơ người đẻ ra người
Chín tháng mười ngày
Tươi tốt mấy rồi cũng lụi tàn
Sau chiếc bào thai cuối cùng
Chị không hồi sinh nữa
Đã về với đất
Đời còn nợ chị
Hai tiếng: mẹ ơi!
Trước nhà lao cây dừa
Anh nhổ giùm tôi cây đinh trên hộp sọ
Chúng gỉ sét lâu rồi
Sắp lại ngay ngắn những cây răng vào mảnh
xương hàm đã vỡ
Nhớ tạo dáng nụ cười thật tươi
Lâu lắm rồi
Chúng ta nằm đây trong chung cư đồng đội
Trên kia
Mùa đến mùa đi trên lá cỏ
Từng cây dương oằn mình nghiêng đầu về đất liền
Vẫy gọi
Sóng biển thét vào
Đòi tự do hơn thế nữa
Chiếc bè cây đã vỡ
Biển mù khơi không bóng con thuyền
Chúng ta kết khát khao thành con tàu mãnh liệt
Chở linh hồn về chốn yêu thương
Ta nằm đây
Chung một mái nhà
Chung hướng, chung lòng, chung xương, chung thịt
Tiếng sóng mà ngỡ bàn tay gõ cửa
Người thân rồi sẽ đến
Con cháu kẻ cầm búa, cầm đinh cũng đến
Biển tặng họ mang về vị mặn mòi trong chai trong lọ
Ta tặng người viên ngọc trong tim.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.