TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương
Tôi mang lên lầu lên cung Thương
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
Tình tang tôi nghe như tình lang
Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi
Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
Sao tôi không màng kêu: em yêu
Trăng nay không nàng như trăng thiu
Đêm nay không nàng như đêm hiu
Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.
Diễn đàn lý luận
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH - NGUYỄN MINH CHÂU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ
DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH - NGUYỄN MINH CHÂU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ
NGUỒN: Vanvn- Cập nhật ngày: 28 Tháng tư, 2025 lúc 18:12
Những năm chiến tranh, đã có hàng vạn bài báo hàng trăm cuốn sách viết vềQuảng Trị. Nhà văn quân đội Nguyễn Minh Châu – Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật có lẽ đứng hàng đầu về số lượng tác phẩm viết về vùng chiếnsự ác liệt này.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989)
Nhà văn quân đội Xuân Sách từng kể: “Năm 1967, tôi cùng Nguyễn Minh Châu vào chiến trường Quảng Trị. Chúng tôi có những kỷ niệm khó quên và chắc chắn nó ghi dấu ấn trong những trang viết về sau, không chỉ những chuyện về sáng tác, văn chương mà là những suy nghĩ về cuộc sống…”
Một bữa, tôi đang ngồi trong lán chỉ huy tại mặt trận, thấy Nguyễn Minh Châu từ ngoài cửa rừng đi vào, anh ra trạm đón tiếp gặp một đồng chí đại đội trưởng công binh vừa chiến đấu và có nhiều thành tích, được về bộ chỉ huy báo cáo. Tôi giật mình vì thấy Nguyễn Minh Châu người đầy máu me, cả mặt mũi, cả quần áo, tôi vội chạy ra, anh trao cho tôi túi tài liệu: Ông cầm giúp tôi cái này, rồi anh nhảy ùm xuống suối. Trước đó có máy bay địch, và một phát rốc két nổ ngoài cửa rừng, ở mặt trận, việc như vậy được coi là bình thường. Nhưng phát đạn đã bắn vào đúng chỗ Nguyễn Minh Châu đang ngồi làm việc với đồng chí công binh. Cả hai người lao xuống cái hầm trú ẩn. Một lát sau, Nguyễn Minh Châu thấy có người đè lên mình. Phát đạn đã trúng vào đầu đồng chí Đại đội trưởng công binh, và máu thịt của anh đã bám vào người của nhà văn. Không rõ do cố ý hay vô tình, nhưng dù sao, Nguyễn Minh Châu cũng biết rằng, nhờ đồng chí ấy mà anh còn sống.
Buổi tối hôm đó, nằm cạnh tôi, Nguyễn Minh Châu trằn trọc mãi, anh đốt thuốc liên tục, thỉnh thoảng anh quay sang tôi: Này, ông… rồi anh lại im bặt… Tôi biết tính bạn, anh thường khó diễn đạt những gì anh đang suy nghĩ, nhưng dường như những lúc bất ngờ anh lại buột ra những ý kiến sắc sảo, những nhận xét vô cùng độc đáo với những hình tượng so sánh không chê vào đâu được… Mấy hôm sau, chúng tôi lại chứng kiến một bi kịch hiếm có trong hoàn cảnh thời bấy giờ. Một cặp trai gái trong đơn vị yêu nhau nhưng do một trò đùa vô ý thức, đã dẫn đến sự hiểu lầm đến nỗi hai người dùng súng tự sát. Câu chuyện này tôi đã có dịp viết ra trong một truyện ngắn, nhân vật nhà văn trong truyện đó là Nguyễn Minh Châu, và tôi vẫn nhớ câu anh nói trước nấm mồ của đôi trai gái: Cả tôi, cả ông nữa, chúng ta đều có trách nhiệm trong cái chết này. Đó là món nợ với anh, món nợ trả bằng trang viết, bằng lòng trung thực, không hổ thẹn với những người đã hy sinh.
Mấy năm cuối, trong trò chuyện với những người gần gũi, anh từng nói, mặc dầu đã có đến bốn trong số bảy cuốn tiểu thuyết viết về vùng đất Quảng Trị, (Dấu chân người lính, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu. Truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau cũng vậy) anh vẫn có ý định viết một tiểu thuyết về những gì diễn ra ở chiến trường này trước và trong các chiến dịch 1972, đặc biệt là trận chiến ở Thành cổ, nơi anh từng đi lại nhiều lần. Tên dự kiến là Chân trời vỏ đạn. Tất nhiên giờ nhìn lại chiến trận ở một tầm nhìn bao quát cả hai bên. Nhà văn Nam Hà cung cấp cho anh những tư liệu về phía bên kia mà anh khai thác trong lưu trữ quân sự của chế độ Sài Gòn, cả những ảnh không lưu, để có cái nhìn bao quát.
Nhà thơ Nguyễn Trung Thu, người khi vào chiến trường Quảng Trị có bài thơ Đêm Trường Sơn nhớ Bác, được phổ nhạc có viết: “Những ngày bám sát mảnh đất Quảng Trị đã giúp Nguyễn Minh Châu viết nhiều tác phẩm giá trị chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của anh, nhưng anh vẫn chưa viết được cuốn sách mà anh nghĩ là quan trọng nhất trong đời viết của mình. Giữa những bản thảo dở dang anh để lại, tôi đã thấy những trang anh phác thảo đề cương cuốn tiểu thuyết này, và đã có vài lần anh viết đi viết lại những trang đầu cuốn sách mà anh lấy tên là Chân trời vỏ đạn. Cho đến khi gần qua đời, anh Châu vẫn nghĩ về cuốn sách và nói rằng: “Riêng đối với tôi, viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của ta, về cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm nay ở Việt Nam, không thể không viết về cuộc chiến tranh ở Thành cổ Quảng Trị. Rất là tiếc, tôi không kịp làm”.
Cùng với đề cương và những trang phác thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết về Thành cổ Quảng Trị ấy là không ít đề cương, cốt truyện khác (truyện ngắn và truyện vừa) anh dự định viết về vùng đất này. Những cuốn sổ tay ghi chép của anh đã đậm đặc những sự kiện, khung cảnh và hình ảnh con người Quảng Trị. Đây là mấy dòng trong hàng trăm trang ghi chép, về Đông Hà – Quảng Trị – ngày 27 tháng 05 năm 1973.
Làng xóm vắng tanh vắng ngắt, không nghe chó kêu gà gáy, hàng chục cây số, đồng vắng, làng vắng, đường trong làng, đường ngoài đồng vắng, chỉ thoi thóp bóng du kích và bộ đội trú quân đi lại. Tre làng, cây cối, chỗ cháy, chỗ đổ ngả nghiêng, chỗ đất bùn đắp lên tận ngọn… Tử sĩ được đặt trên tấm tôn, kéo sát sàn sạt bằng dây võng, chó chạy theo xua không đi. Hố chôn đào nông choèn choèn, một cơn mưa, xác tử sĩ đã nổi bềnh lên, địch bắn một quả pháo, lật lên một xác, địch ném một quả bom, lật lên và xẻ ra vài ba xác, một loạt B-52, thì lật lên cả một chục. Một bãi tha ma bị lãng quên là thường, phần mộ vô danh là thường, nên có cắm thẻ người này vào người kia thì sự chính xác chỉ là tương đối bởi vì lúc đó địch đánh gắt gao vô cùng. Đánh răng còn phải múc ca nước chui vào ngồi trong hầm, đào một cái hố chôn người cũng chỉ làm 15, 20 phút, ai dám làm kỹ hơn.
Nhà văn Ngô Thảo – tác giả bài viết
Nhiều lần Nguyễn Minh Châu đã thổ lộ với tôi rằng chính anh cũng không thể hiểu niềm đam mê đến mức kỳ lạ của mình với cái mảnh đất nghèo xác, nghèo xơ và bị chiến tranh chà xát đến không còn sót lại một cái đọt tre, mỗi nhà chết năm đến bảy người là thường, người chết đông, người chết Tây, người chết trên rừng, người chết dưới biển. Con người ở đây đã lỳ, chỉ còn biết đói khi cái dạ dày thắt lại, không còn biết đau khổ là gì nữa.
Thực ra là rất rõ anh muốn mượn mảnh đất nhọc nhằn của miền Trung ấy để thể hiện những vấn đề da diết nhất của số phận dân tộc mình. Trong một bức thư anh đã tâm sự: Cái mảnh đất Quảng Trị gần như tôi si mê nó, hình như trong con người tôi và mảnh đất ấy có chung một sợi dây thần kinh mà hễ cứ chạm đến đấy thì cả con người tôi rung lên. Tôi đã gắn bó với nó – cái vùng quê hương của chiến tranh và khổ ải ấy – hơn cả với quê mình. Bây giờ nhìn lại, không những cái mớ tiểu thuyết mà cho đến cả đám truyện ngắn đông đúc có mấy cái là không phải chuyện ở đây đâu – kể cả cái Cỏ lau gần đây nhất hay cái Mảnh đất tình yêu cũng vậy. Có lẽ tôi nhìn thấy từ lâu ở đây cái chỗ biểu đạt rõ nhất đời sống con người của đất này chăng. (Tư liệu)
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.