• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Diễn đàn lý luận
 
NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐẾN TỪ CÁT TRẮNG -Tiểu luận NGUYỄN QUANG THIỀU

NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐẾN TỪ CÁT TRẮNG -Tiểu luận NGUYỄN QUANG THIỀU



NGUỒN: Baovannghe.vn - 19/04/2025

Một

Tôi được gặp tác giả Phan Đức Nhạn nhiều lần. Nhưng không hiểu sao khi đọc XA và GẦN, tôi lại thấy như lần đầu tiên gặp ông. Một người đàn ông bình dị, khiêm nhường mang tên Phan Đức Nhạn từ một vùng cát trắng thấm đầy máu trong những năm tháng chiến tranh trở về. Ông ngồi xuống và bắt đầu kể câu chuyện về vùng cát ấy trong những buổi tối của hoà bình.

Người kể chuyện đến từ cát trắng
Tác giả Phan Đức Nhạn

Chiến tranh đã tắt tiếng bom đạn quá lâu rồi, lâu đến mức có những người không còn mang cảm giác về chiến tranh dù chỉ là một tiếng vọng mơ hồ. Chúng ta đang sống trong những năm tháng hoà bình và no ấm. Thời gian có thể không xóa được ký ức nhưng sự hưởng thụ cuộc sống hòa bình và sự vô cảm của con người thì thực sự đang tàn phá những điều tốt đẹp và thiêng liêng. Và chính trong những năm tháng hoà bình, tôi lại mang nỗi lo sợ khi nhận ra những dấu hiệu lãng quên quá khứ của con người. Đúng lúc đó thì Phan Đức Nhạn hiện ra với XA và GẦN. Ông như là một trong những cây dương còn sót lại trên vùng cát trắng Bình Dương ngập tràn bom đạn và máu chảy những năm chiến tranh. Ông đi từ những năm tháng ấy trở về và dẫn tôi trở lại vùng cát trắng đau thương và huyền thoại ấy. Và từ đó, lịch sử bi tráng của một vùng đất, hay nói cách khác là lịch sử của một dân tộc luôn mang trong máu thịt của mình khát vọng hoà bình thức dậy và tràn ngập con người tôi.

Tôi đã được đến vùng cát trắng Bình Dương trong một ngày của hoà bình. Nhưng tôi thấy máu của những con người Bình Dương ngã xuống cho hoà bình vẫn chảy trong cát. Tôi đã được gặp những người con của mảnh đất Bình Dương. Và tôi không bao giờ có thể hình dung được rằng: họ chính là những con người đã sống và chiến đấu trong những năm tháng tàn khốc của chiến tranh và làm nên huyền thoại trên mảnh đất này.

HAI

XA và GẦN của Phan Đức Nhạn là một bài ca kỳ vĩ và bất diệt. Tôi không thể tìm được một cách nói khác và có lẽ không được phép dùng cách nói khác về vùng cát trắng ấy, về những con người đã sống trên và trong cát trắng ấy. XA và GẦN không phải là những trang văn, không phải là những trang sử. Đấy là một cái gì đó cao hơn tất cả mà tôi chưa thể gọi được tên. Vì những dòng chữ ấy được viết bởi một con người đã sinh ra trên cát, sống vùi trong cát, trong bom đạn, trong máu chảy và trong những giấc mơ bất diệt về hoà bình. Phan Đức Nhạn không định làm nhà văn hay sử gia. Ông chỉ là một con người bước ra từ vùng cát ấy, từ đời sống ấy, từ lịch sử ấy, từ huyền thoại ấy và cất lên tiếng nói thay cho những con người Bình Dương - những người đã ngã xuống và những người đang sống.

Người kể chuyện đến từ cát trắng
Cuốn bút ký XA và GẦN

Tôi luôn mang cảm giác mỗi nhân vật trong XA và GẦN không phải là một con người thông thường, họ là những vị thánh của một thời đại, họ dựng nên những câu chuyện cổ tích không chỉ cho thời đại họ đang sống mà cho mãi mãi. Chúng ta chỉ cần nhìn vào vùng cát trắng ấy, thấy sự tàn khốc, tang thương của chiến tranh và khát vọng cũng như ý chí sống của những con người trên vùng cát trắng ấy thì chúng ta sẽ phải cúi đầu hổ thẹn với mọi ích kỷ, đớn hèn, tham lam, tranh giành, sợ hãi của chúng ta trong đời sống mà chúng ta đang sống. Cát ở Bình Dương không phải là một tấm gương. Đấy chỉ là đất và cát trộn đầy máu của những con người mang trong từng nhịp đập trái tim họ khát vọng hoà bình và sẵn sàng hy sinh tất cả cho hoà bình của con người. Nhưng nếu chúng ta đặt chân trên vùng cát trắng ấy và cúi đầu nhìn sâu vào cát, chúng ta sẽ soi được mình, chúng ta sẽ nhìn thấy lương tri mình.

Trong một ngày nào đó chúng ta đi trên mảnh đất Bình Dương, chúng ta sẽ gặp màu xanh cây lá, gặp những bông hoa mọc lên từ cát, gặp những ánh mắt, nụ cười đôn hậu, nghe những giọng nói thanh thản ngập tràn yêu thương của những con người đang sống nơi đây. Chúng ta sẽ mang cảm giác đang ở trên một vùng đất thanh bình như vốn thế từ ngàn năm mà chưa hề có một ngày đau thương. Nhưng nếu chúng ta đã đọc XA và GẦN thì chúng ta sẽ bàng hoàng nhận ra ta đang ở trên một vùng đất của những gì tàn bạo nhất, đau thương nhất mà cũng con người nhất, khát vọng nhất và quả cảm nhất. Mảnh đất ấy vừa chứa đựng bóng tối vừa chứa ánh sáng của nhân loại. Vùng đất ấy cho chúng ta lý giải được con đường của nhân loại đã và đang đi. Nơi ấy cho chúng ta nhận ra con đường mà con người có thể trở thành Quỷ dữ và trở thành Thiên thần. Và tôi đã gặp những Thiên thần bằng xương bằng thịt ở chính nơi đây - những người con của Bình Dương hôm qua và hôm nay trong sự hy sinh cao cả của mình.

BA

Mỗi một trang viết của XA và GẦN như từng lớp cát trắng của Bình Dương giấu vùi trong đó bao câu chuyện kỳ vĩ. Nếu không có những cuốn sách như XA và GẦN thì đến một ngày con người sẽ không còn thấy được những gì đang ẩn chứa trong cát im lặng, kể cả nhưng con người sẽ sinh ra và lớn lên trên vùng cát trắng này trong tương lai. Phan Đức Nhạn không phải là một nhân chứng, không phải là một người quan sát. Phan Đức Nhạn là một phần không thể tách rời của cát ấy, ông đi ra từ chính cát ấy và mang theo sự thật mà cát cất giữ. Và từ cát ấy, những con người Bình Dương hiện ra đẹp và chói sáng tựa pha lê.

Với khát vọng hoà bình và sự dâng hiến cả máu mình cho hoà bình, Bình Dương đã trở thành một “ví dụ vĩ đại” không chỉ cho dân tộc Việt Nam mà cho mọi dân tộc yêu hoà bình trên toàn thế giới. Bình Dương đã trở thành “ví dụ vĩ đại” không chỉ của một thời đại mà của mọi thời đại. Bởi khi con người rời bỏ khát vọng ấy và rời bỏ hành động dâng hiến cho khát vọng đó ngay cả khi họ đang sống trong hòa bình thì ngay lập tức con người sẽ bị chôn vùi vào bóng tối.



Tin tức khác

· NGƯỜI CÀM NHIẾU TRÁI CAM TRÊN MỘT BÀN TAY -Tiểu luận ĐINH QUANG TỐN
· MỘT TINH THẦN VĂN HÓA SƠN NAM -Tiểu luận PHAN HOÀNG
· BÀI THƠ 'KHOẢNG LẶNG YÊN THÁNG TƯ' CỦA NGÔ THẾ OANH
· 'MADAME BÌNH' - NIỀM TỰ HÀO CỦA BẢN LĨNH ĐÀM PHÁN VIỆT NAM
· VĂN NGHỆ - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG 1957 - 1963: TUẦN BÁO VĂN, TẠP CHÍ VĂN NGHỆ, TUẦN BÁO VĂN HỌC ĐAN XEN TIẾP NỐI
· NHỮNG KỶ NIỆM CHUNG QUANH TẠP CHÍ VĂN NGHỆ -Tiểu luận XUÂN DIỆU
· NHỮNG NGÀY VUI NHẤT CỦA NHẤT LINH VÀ KHÁI HƯNG -Tiểu luận LÊ MINH QUỐC
· PHỤC VỤ THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ VIẾT HỒI KÝ
· VĂN HỌC MỸ - NỀN VĂN HỌC CỦA ĐẾ CHẾ
· CHIẾC ÁO GIẢI PHÓNG QUÂN QUA THƠ THANH THẢO -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH - NGUYỄN MINH CHÂU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ
· TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ - VỊ QUAN THANH LIÊM KIÊN QUYẾT CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
· THƠ LƯU QUANG VŨ - CHIẾN TRANH, EM VÀ TÔI -Tiểu luận LÊ THỊ HƯỜNG
· 30 - 4 - 1975: MỘT TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG, MỘT TƯỢNG ĐÀI THƠ - Tiểu luận NGUYỄN MINH KHIÊM
· NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐẾN TỪ CÁT TRẮNG -Tiểu luận NGUYỄN QUANG THIỀU
· TÀI THƠ CỦA VUA MINH MẠNG
· CÁI NHÌN VỀ CHIẾN TRANH TRONG THƠ VÙNG ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 -Tiểu luận MAI BÁ ẤN
· CHẾ LAN VIÊN - NGƯỜI BẮN 'PHÁO HOA TRÍ TUỆ' Ở THỂ THƠ TỨ TUYỆT
· CHẤT CHỨA 'BI HÙNG' VƯƠNG TRIỀU NHÀ LÝ - Tiểu luận HỮU THỈNH
· CHÂN DUNG NGƯỜI MẸ VIỆT TRONG THƠ CA ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG

Tin tức mới
♦ CHÙM THƠ PHẠM QUANG TIỄN: CÓ NGƯỜI LÍNH GIÀ HÓA ĐÁ TRƯỚC CỔNG DINH (11/05/2025)
♦ NGƯỜI CÀM NHIẾU TRÁI CAM TRÊN MỘT BÀN TAY -Tiểu luận ĐINH QUANG TỐN (11/05/2025)
♦ CHU NGUYÊN CHƯƠNG TIÊU DIỆT NHÀ NGUYÊN, 10 VẠN PHỤ NỮ MÔNG CỔ CÓ KẾT CỤC RA SAO? (11/05/2025)
♦ MỘT TINH THẦN VĂN HÓA SƠN NAM -Tiểu luận PHAN HOÀNG (11/05/2025)
♦ BÀI THƠ 'KHOẢNG LẶNG YÊN THÁNG TƯ' CỦA NGÔ THẾ OANH (11/05/2025)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 1661267
Trong thang Trong tháng: 172474
Trong tuan Trong tuần: 81
Trong ngay Trong ngày: 42175
Truc tuyen Trực tuyến: 3

...

...

Designed by VietNetNam