Bên bếp lửa em ngồi đun nước uống/ Lửa tí tách reo ấm nước dậy hương chè/ Tay nhóm bếp ngượng ngùng thanh củi nhỏ/ Cháy hết lòng mình củi hoá thành tro/ Em dâng hết mùa thương trong mắt biếc/ Sóng sánh chén trà anh vừa nhấp đã say…
Tình yêu là đề tài chủ đạo trong thơ người phụ nữ gốc Quảng đa năng, đa cảm và đa đoan. Một thứ tình yêu mạnh mẽ, quyết liệt, hồn nhiên và chân thành “cháy” trên từng con chữ: “Em về nhặt lại góc trời/ Nụ hôn dang dở chưa lời yêu đương/ Nhìn nhau lướt vội qua đường/ Áo bay nào đủ yêu thương trói lòng”. Tha hương nên quê hương và đất nước cũng là mạch nguồn cảm hứng trong thơ Huệ Thi, tuy không thường trực nhưng đầy trăn trở, day dứt từ ký ức nhớ thương: “Xin gửi lại cơn mưa phùn trở dạ/ Đôi tay run thao thức mộng thương trường/ Vội trở về chiu chắt lắm yêu thương/ Mùa ươm gió buốt từ ngần khoé mắt”; và lòng biết ơn sâu nặng từ một tâm hồn tinh tế, một trái tim nhạy cảm: “Con sinh ra không còn cảnh đưa pháo qua sông/ Nghe bà hát khúc à ơi ngày nuôi quân đánh giặc/ Đêm trở gió giữa hầm sâu vẫn một đời son sắt/ Năm mươi năm rồi, giai điệu vẫn âm vang”.
Sau cơn bão, mưa ngừng rơi/ Đứng trong cánh cửa, xa vời ta trông/ Đồng xanh cỏ mượt mênh mông/ Một bầy ngựa bước thong dong qua đồi./ Nhìn ra, non nước, bồi hồi/ Qua màn đen, chợt rối bời mù sương
Bụng đói, ăn rau cũng ngọt/ Lòng no, của quý hóa thừa/ Người nghèo, cơm trắng là thơm/ Kẻ giàu, cao lương thành nhạt// Chim trời ăn hạt trời ban/ Người muốn sống, đừng quên nương đất/ Được no, đừng khinh kẻ khổ/ Được giàu, đừng quên ngày nghèo// Củ khoai, bẻ đôi cùng ấm/ Lòng no, nghèo cũng đủ đầy
Khi anh biết ngửa mặt bầu trời thơ ngây ran ríu xanh/ Tia nắng mở mắt đàn chim đã bay mải miết / Ngọn gió rủ rê hoa đại sân chùa tung lên trời làm mưa trắng / Anh đã yêu vàng mây thấp thoáng cuối chân trời //. Tiếng gà nhen lửa trào sôi, ánh sáng tràn ra từ mắt / Vàng mây hồng hào lấp ló ngoài cửa gió/ Ngày mỏi mệt chuyển ồn ào vào đêm thiêm thiếp ngủ/ Vàng mây anh thiếu nữ vẫn thêu thùa
“Đêm khuya rồi, trên đường Nguyễn Huệ/ Em bé mơ gì mà miệng nở hoa!/ Có người lính già hóa đá trước cổng Dinh/ Thời khắc số 0, xe tăng húc tan bóng tối/ Cho Việt Nam bay lên kỷ nguyên mới/ Màu áo năm xưa mãi xanh trời Sài Gòn vời vợi”.
Gã ôm cây đàn chơi như bật bông nhưng tiếng hát thì lạ lắm. Hình như đó là một dòng sông ngầm bị cầm tù trong lòng đất vật vã đòi tung phá để vọt trào. Qua giọng hát như có lửa cháy bên trong ấy, bài hát “Tiến thoái lưỡng nan” của Trịnh Công Sơn bỗng mang một sắc thái rất lạ…
“Em đã sống thời thơ ngây trong trẻo/ cảm xúc vẹn nguyên./ gặp mình trong hương gió mùa thu/ nơi ngọn núi mũi tên bay lên mây/ ánh mắt hiền từ ấm áp/ đôi mắt màu cát cháy…// Thế giới của riêng em/ thế giới có triền cát trải dài trong chiều hoang bất tận”.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.