ĐOÀN NAM SINH: Bài viết này tôi đã viết từ năm 2000, lúc GS còn khỏe. Năm ngoái có sửa lại một vài chỗ, nhân mừng thày trăm tuổi. Chập tối nay TS Lê Sơn, thư ký giải thưởng Trần văn Giàu nhắn tin rằng GS đã mất lúc 5 giờ chiều ngày 16 tháng 12. Xin gửi đăng như một lời ai điếu, một nén tâm nhang dâng lên thày- người rất thày, rất mực yêu nước, thương nòi nhưng sinh bất phùng thời !
Có một câu chuyện, đẹp như cổ tích, diễn ra giữa thủ đô Hà Nội: Hai người đàn bà chung một ông chồng. Ông chồng chết, họ như chị em ruột, cùng chăm sóc những đứa con chung, con riêng của chồng.
“Tôi cũng đã đến lúc mỏi mệt rồi. Đến lúc nào đó không chịu được nữa, tôi xin đi làm việc khác. Cái sự tâm huyết của người ta cũng có ngữ có hạn. Nếu cứ bày biện ra một khoa đào tạo cho nó gọi là có, cho đủ mâm đủ bát, hay chỉ vì tiếc cái quá khứ của Trường Viết văn Nguyễn Du mà cứ nuôi theo cách lờ đờ thế này thì thà bỏ quách luôn cho xong.”
"... Gần hết cuộc đời, tôi đã nuôi trong lòng tình hữu nghị cao cả với đất nước quê hương của Đức Tổ họ Vũ của tôi. Tôi có lai lịch là người gốc Trung Hoa. Đức Tổ khai sinh ra dòng họ Vũ của tôi là một người thuộc dòng họ Vũ xã Long Khê, huyện Phúc Điền, tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa.
Đức Tổ của tôi là Vũ Hồn, được Vua Đường Vũ Tông cử làm An Nam Đô hộ sứ cai trị xứ An Nam trong khoảng thời gian 841-843 theo Tây lịch. Nhưng rồi vì thất sủng với Nhà Đường, Vũ Hồn đã về sống ẩn dật với người vợ An Nam ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay thuộc tỉnh tỉnh Hải Dương sinh cơ lập nghiệp, dựng nên dòng họ Vũ ở Việt Nam ngày nay. Tôi nuôi những tình cảm ấm áp với người Trung Hoa từ cuối những năm 1930, khi tôi mới 3-4 tuổi, ở một vùng quê rất xa thành phố. Đó là châu Dực Yên thuộc tỉnh Hải Ninh ngày xưa, mà hôm nay vẫn còn giữ nếp sống bằng lặng, yên bình, ngay sát thành phố Móng Cái, ở đó, vẫn còn dấu ấn của hàng xóm là những người Hoa chất phác, đôn hậu, tắt lửa tối đèn cùng gia đình chúng tôi chia sẻ từng bát cháo hoa ăn với chao và trứng muối…"
Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) đang được dư luận quan tâm đặc biệt vì có người cho rằng trong hang này có bể chứa đến 3.600 bộ xương người.
Nhân ngày 20.11, tôi nhớ đến một nhà giáo mà các bạn học sinh hiện nay còn ít biết đến nhưng tất cả những ai đã đọc về nhà văn anh hùng Chu Cẩm Phong đều không thể không biết. Đó là nhà giáo Hoàng Đình Hiếu.
Cứ tưởng đến thời “hội nhập” này thiếu nữ Hà Nội mới dám chơi ảnh khỏa thân (mà vẫn còn dấu dấu diếm diếm). Thì đây, từ vài thế kỷ trước, các thiếu nữ Hà Thành đã dũng cảm phô bày toàn thân thể trước ống kính của các nhà nhiếp ảnh như chẳng có chuyện gì xảy ra. Với bộ sưu tập ảnh “Ký ức Hà Nội xưa” của KTS Đoàn Bắc và nhà giáo Đoàn Thịnh, các thiếu nữ Hà Thành của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đã hiện ra trong một triển lãm ở chợ Hàng Da với những vẻ đẹp xưa. Có nhiều người xem đã nói lời “bái phục các cụ”. Còn tôi, xin hầu quý vị mươi tấm ảnh với những đường cong gợi cảm vừa được nhà văn Đoàn Tử Huyến chuyển đến qua mail…(NTT)
Tôi đã có ý kiến trên một vài tờ báo xung quanh nội dung hai ngày thảo luận về kinh tế xã hội được truyền hình trực tiếp. Nhưng sợ các thông tin đó không đến được nhiều đại biểu nên đành có một số ý kiến qua bức thư ngỏ để chia sẻ những suy nghĩ của mình
Tôi vừa nhận được bài viết này từ một email lạ, có điều nó không giống như “tàu lạ”, vì cách viết rất giản dị, chân tình và hình như cũng nói được những điều gì đó không hề tầm thường. Xin giới thiệu bài viết của tác giả có cái tên khá lạ: Người trèo núi này tới bạn đọc (Nhà thơ Thanh Thảo)
Dù không hề muốn, Phát ngôn & Hành động tuần này vẫn buộc phải tiếp tục hai chủ đề đã đề cập từ tuần trước, bởi cả hai vẫn giữ nguyên sức nóng như lửa đốt từ trong diễn đàn quốc hội lẫn ngoài vỉa hè xã hội.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.