Trưa ngày 24 tháng 2 năm 2018, đúng kỷ niệm lần thứ 80 của mình, NSND Tuệ Minh đã trút hơi thở cuối cùng. Một ngôi sao sáng chói của màn ảnh và sân khấu nước ta trong suốt mấy chục năm qua đã lụi tắt. Một giọng đọc dịu dàng, thủ thỉ, đầy nữ tính của những “Mẩu chuyện đêm khuya” trên Đài Tiếng nói Việt Nam, của những câu chuyện kể dành cho tuổi nhỏ, của các nhân vật “nhí ” trong các bộ phim hoạt hình, phim búp bê từ nay mãi mãi chỉ còn lại trên những băng từ trong kho lưu trữ..
Tết Nguyên đán trong cung đình thể hiện nổi bật nhất, trang trọng nhất nghi thức của Tết Việt xưa. Ngoài những nét cổ truyền và phổ biến như Tết trong dân chúng, Tết nơi cung đình mang dáng vẻ độc đáo riêng của sự tôn nghiêm và quyền lực.
Tiếc rằng vũ khí thô sơ không chống nổi các phương tiện quân sự hiện đại của giặc, Đề đốc Lê Trực đã phải giải tán lực lượng nghĩa quân sau khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, trở về quê nhà sống âm thầm những năm cuối đời, riêng Nguyễn Phạm Tuân và Tôn Thất Đạm đã lấy cái chết anh hùng để đền ơn nước.
Đã có một số người nói tới tư tưởng nhập thế của Trần Nhân Tông, vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nhưng vì sao đang làm vua, ông lại trở thành nhà tu hành, vì sao đã là nhà sư, ông còn mang tư tưởng nhập thế và tư tưởng nhập thế đó thể hiện ra như thế nào, đó là những vấn đề cần có sự nghiên cứu thêm.
Tên tờ báo đặt trên nền mai vàng ẩn hiện và bài thơ bốn câu man mác: “Nghe nói xuân vừa đến/Tìm xuân chẳng thấy xuân/Đầu nhành mai chiếng (?) trổ/Xuân đã vẹn mười phân”. Bài vở bên trong đã có màu sắc báo xuân, như bài Nam Âm thi thoại của Chương Dân (Phan Khôi) viết về thơ xuân của Tú Xương, truyện vui xuân mới, trang nhi đồng...
Báo Tuổi Trẻ tại Sài gòn tuyên bố đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung, nhưng chỉ là vua giả. Báo Tuổi Trẻ Online số ra ngày Chủ nhật 31/12/2017 đăng tấm hình phía bên phải có 4 chữ Nho 王阮光平[Vương Nguyễn Quang Bình] và cho rằng đã tìm ra chân dung chính xác nhất của vua Quang Trung.
UBND thành phố Huế và các cơ quan chức năng của tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức nghiên cứu thực địa và tọa đàm lấy ý kiến các nhà nghiên cứu với mục đích xác định chính xác nơi nguyên táng đại thi hào Nguyễn Du.
Theo phong tục của dân tộc Hà Nhì, vào đầu xuân (khoảng tháng 11 - 12 âm lịch), người chết sau khi chôn từ 3 đến 5 năm, gia đình tiến hành thăm viếng mộ phần và làm lễ tảo mộ. Trước lễ tảo mộ, người thân sắm sửa đồ lễ như: Gà trống, gạo nếp, trứng luộc, vàng hương... Đến ngày tảo mộ, người thân trong gia đình và họ hàng làng xóm cùng mang lễ vật đến phần mộ làm lễ cúng, sau đó sửa sang, làm sạch mộ phần. Nghi thức chính mời người chết về dùng cỗ được tổ chức ngay tại cửa mộ.
Tưởng Giới Thạch , còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầuChính phủ Quốc dân Trung Quốcthời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật trong 8 năm 1937-1945, khi ra Đài Loan lại làm Tổng thống chính quyềnđảo này cho tới ngày qua đời ở Đài Bắc (5/4/1975).
Có một câu chuyện vui thế này. Ngày xưa có một chàng trai khôi ngô tuấn tú nghe đồn trên núi cao có một vị ẩn sĩ có có tài tiên tri, có thể “thượng thông thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự” nên chàng quyết lên núi tìm...
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.