'Sơn La Ký sự ' là một ký sự dài của Nguyễn Khôi (Khôi Đình Bảng) viết về những nét đẹp về Đất và Người Sơn La. Phải gắn bó đến tận cùng ruột thịt với đồng bảo bản địa, Nguyễn Khôi mới có những trang Ký sự vừa ngồn ngộn tư liệu vừa rất ân tình và đầy cảm xúc. BK.org xin lần lượt trích đăng một số trang Ký sự xuất sắc của tác phẩm này của Nguyễn Khôi cùng bạn đọc trong và ngoài nước (TS Mai Bá Ấn)
Tịnh Đế Liên là đóa hai hoa sen nở trên cùng một cuống, được xem là loài sen đứng đầu về sự thanh tao thuần khiết, quý hiếm, biểu thị điềm lành và xưa kia dành tiến vua nên mới có tên "Tịnh Đế".
NTT: Những ngày cuối tháng Tư năm nay tôi đi Đà Lạt và Đà Nẵng, có lúc rỗi, lên mạng tìm những tư liệu về “phía bên kia” và bắt gặp hồi ký của người Tùy viên cho ông Tướng VNCH Nguyễn Khoa Nam. Đọc bài hồi ký khá dài này, tôi hiểu thêm tâm trạng những người lính “đối phương”, mà điển hình là tâm trạng của một người chỉ huy cấp Tướng trong lúc thất thủ. Có thể “tầm nhìn” của người Trung úy tùy viên còn hạn chế, nhưng với giọng văn khá chân thật, khiến ta hiểu thêm phần nào sự thật ở những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh dài. Dưới đây là phần trích bài hồi ký của LÊ NGỌC DANH.
Tiana Alexandra là “người Mỹ đầu tiên bước chân vào nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, từng phỏng vấn các lãnh đạo Việt Nam thời trước như nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông Lê Đức Thọ…
Huyền Thoại là tự truyện của một dân tộc được kể lại trong cái lung linh sử mệnh của dân tộc. Sử mệnh của một dân tộc là con đường tiền nhân mặc khải qua những thăng trầm, của phút nội tỉnh, những phút trổi vượt về miền tâm linh siêu việt, của những ước vọng hừng hực LỬA SINH SINH không mất đi trong hành trình sinh tử.
Nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy trao đổi với nhà phê bình Nguyễn Hòa xoay quanh những nhận thức về văn hóa: “Ông Nguyễn Hòa là nhà phê bình văn chương. Bỏ qua một số bài mang tính đao to búa lớn, tôi thấy ông là cây viết trực ngôn và sắc sảo, một phẩm chất quý trong tình trạng văn đàn nhạt nhẽo đương thời. Tuy nhiên, dường như văn hóa học không phải sở trường của ông nên khi sa vào đó, ông hơi bị lạng quạng. Bài “Đông và Tây- khác biệt về văn hóa và tư duy” in hai kỳ hoành tráng trên tờ Nghệ Thuật Mới đã thể hiện điều này. Ông Nguyễn Hòa tạo dựng được chỗ đứng riêng trên văn đàn. Vì vậy khi thấy ông bàn về đề tài văn hóa, tôi kỳ vọng học được những điều bổ ích. Tiếc rằng, đó là bài viết không chỉ cũ kỹ nhàm chán, không đem lại điều gì mới cho học thuật mà lại có những cái sai không nên có nơi một đầu óc mẫn tiệp. Xin trao đổi với ông đôi lời”
Blaise Pascal là một "thần đồng khoa học". Năm 16 tuổi, ông đã đưa ra một định lý mới về hình chóp. Năm 19 tuổi, chế ra một máy cộng, tiền thân của chiếc máy tính sau này. Cùng với Pierre de Fermat, ông được coi là một trong những người sáng lập ra lý thuyết toán xác suất. Hiện có nhiều mệnh đề và biểu thức toán học mang tên Pascal... Tuy nhiên, ngoài các lĩnh vực trên, Pascal còn được ghi nhận như một nhà triết học lỗi lạc và một nhà văn kiệt xuất, là "ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh"...
Tôi thật sự không tin vào sự ghi chép và lý giải mù mờ đó của các sử gia. Sự thật cuộc viếng thăm vương quốc Chămpa của thượng hoàng Trần Nhân tông không phải là sự ngẫu nhiên “ đi chơi các địa phương” rồi tiện thể “sang Chiêm Thành”.
Nếu cho đến tận bây giờ, chúng ta vẫn chưa biết chắc chắn rằng đã từng có một thứ chữ viết được tạo ra cho tiếng Việt trước khi xảy ra các cuộc xâm lược từ các đế chế phương Bắc đối với đất đai sinh tụ ngàn đời này của các thế hệ cư dân Việt, thì điều đã được biết khá rõ lại là: chính trong thời gian các cuộc xâm lược và chiếm đóng kéo dài cả ngàn năm ấy, trong nỗ lực vừa thích nghi vừa cưỡng lại áp lực đồng hóa về văn hóa của thế lực ngoại xâm, những đại diện nhất định trong cộng đồng người Việt đã tạo ra một thứ chữ viết (không rõ có phải là thứ chữ đầu tiên hay chỉ là thứ hai?) ghi lại tiếng Việt – thứ chữ này, được gọi là chữ Nôm – chế tác trên căn bản dựa vào chữ Hán.
Nhà văn Chu Lai thổ lộ: “Tâm trạng của tôi, một người lính già đã đi qua chiến tranh, về vụ Cống Rộc là buồn, rất buồn! 1928 và 2012, khoảng cách là 84 năm, gần một thế kỷ trôi qua, đáng lẽ mọi sự sẽ tốt đẹp lên biết bao mà giữa Nọc Nạn và Cống Rộc sao nó lại gần nhau đến thế? Thậm chí nó còn tệ hại hơn nhiều về khía cạnh nhân văn, chính trị và đạo lý. Bởi lẽ hà hiếp, áp bức gia đình ông Mười Chức ngày ấy là một điền chủ , đại diện cho giai cấp cường hào bóc lột còn đại diện bây giờ lại là đảng ủy, chính quyền xã huyện và trên cao hơn nữa. Thế là thế nào nhỉ? Chả lẽ lịch sử đang lặp lại, chả lẽ giữa thanh thiên bạch nhật lại nảy nòi ra một cánh cường hào mô đéc ư? Mà cái cánh này lại luôn rao giảng, thậm chí xin thề dưới đảng kỳ là vì dân, chỉ hết lòng vì quyền lợi, cuộc sống của nhân dân! Một màn kịch bi hài đến đau xé, đến trào nước mắt không thể kìm lòng”
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.