Nguyễn Khôi vừa cho phát hành cuốn Các Dân Tộc Ở Việt Nam Cách Dùng Họ Và Đặt Tên , Nhà Xuất Bản Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội - 2006 . Cách dùng họ và đặt tên của Việt nam rất độc đáo , nó mang đặc sắc văn hoá Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Chúng tôi xin trích giới thiệu 6 bài trên 54 bài về giải mã họ và tên 54 tộc người ở Việt nam.
Ông Tổ Cải Lương tên thật là Tống Hữu Định, bút hiệu Tịnh Trai, người ta còn gọi là Thầy Phó Mười Hai - gọi Thầy Phó vì ông từng làm Phó Tổng đất Vãng (sau đổi thành tỉnh Vĩnh Long) và gọi Mười Hai là theo hạng thứ trong gia đình. Ông sanh năm 1896 tại làng Long Châu, Vĩnh Long và mất năm 1932.
Khoảngmột chục năm gần đây, tôi đã phát hiện và viết nhiều bài vạch rõmột số sai lầm trong các sách lịch sử được biên soạn từ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay. Đặc biệt, tôi đã bác bỏ câu chuyện hoang đường về “nạn cống vải” do giới sử học hiện thời dựng lên và coi đólànguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan năm 722.
"Tôi thấy rằng nhiều năm nay, với hình thức đào tạo liên thông, đã có biết bao cử nhân, kỹ sư kém chất lượng ra lò. Đó là mối nguy cho đất nước trong tương lai".
Trước và trong thời Hai Bà Trưng, tiên tổ của người Việt Nam hôm nay gọi đất nước mình là gì? Đó là một câu hỏi khó. Tuy vậy, tôi cũng tạm nêu ra từ “Âu Lạc”, trong đó Âu là Đất, Lạc là Nước. Từ ghép “Âu Lạc” mang nghĩa là đất nước hay xứ sở. So sánh hơi khập khiễng thì tổ chức xã hội Âu Lạc khi ấy không khác mấy vùng đồng bào thiểu số Tây Nguyên cách đây trên dưới 100 năm. Nếu người Pháp từng kí âm “Đạ Lạch” thành Đà Lạt (nghĩa gốc là nước của người Lạch, xứ sở của người Lạch) thì người Hán cũng đã kí âm “Đất nước” thành “Âu Lạc”. Chúng ta chỉ hình dung được: dường như Âu Lạc - Đất Nước có qui mô lớn hơn Đà Lạt - Nước Lạch.
Là nhân vật kiệt suất trong lịch sử, nhưng cuộc đời ông đa dạng. Bởi thế đánh giá về ông đã có những nhìn nhận không công bằng thiếu khách quan, cần xem xét.
Tại Trung tâm văn hóa Người cao tuổi Việt Nam (phố Đặng Văn Ngữ Hà Nội) vừa diễn ra một sự kiện đáng nhớ: Nhóm nghiên cứu Người tiền sử và Cội nguồn dân tộc của Trung tâm đã cho công bố phần 1 của cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” của Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền (tứcNhà văn Khánh Hoài) – Một công trình gây xôn xao dư luận nghiên cứu và báo giới những năm gần đây.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.