• Trang chủ
  • Bích Khê
  • Tác phẩm
  • Thi hữu
  • Diễn đàn lý luận
  • Thơ phổ nhạc
  • Tư liệu
  • Tin văn
  • Bạn đọc
  • Liên kết website
  • Thi tập
  • Tự truyện
MENU
  • Thi tập
  • Tự truyện
Hỗ trợ - Tư vấn
Thông tin cần biết
TỲ BÀ
.......
Tôi qua tim nàng vay du dương 
Tôi mang lên lầu lên cung Thương 
Tôi không bao giờ thôi yêu nàng 
Tình tang tôi nghe như tình lang 

Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi 
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi 
Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi 
Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi 

Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu 
Sao tôi không màng kêu: em yêu 
Trăng nay không nàng như trăng thiu 
Đêm nay không nàng như đêm hiu 

Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân 
Buồn sang cây tùng thăm đông quân 
Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng 
Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông. 
 
Tin văn

Tin văn


GIA ĐÌNH CÓ 3 NGƯỜI ĐƯỢC ĐẶT TÊN PHỐ, NHIỀU CON CHÁU LÀ TƯỚNG, GIÁO SƯ
3 ANH HÙNG TRUNG NGHĨA NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI: VIỆT NAM CÓ 1
NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ TRÁI TIM BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
MAXIM GORKY- CON NGƯỜI CỦA HUYỀN THOẠI

Ngày 28/03/2018, tại Hội Nhà văn Việt Nam, đã có cuộc tọa đàm thân thế và sự nghiệp 150 năm ngày sinh văn hào Macxim Gorky ( 28/03/1868-28/03/2018). Tới dự cuộc tọa đàm có các nhà thơ Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội nhà văn VN. Giám đốc Trung tâm văn hóa Nga tại Việt Nam, bà Bà Natalia Shafinskaya và đồng sự cũng tham gia cuộc tọa đàm văn hóa thân mật, đầy ý nghĩa này.

LỄ TỨ TUẦN ĐẠI KHÁNH CỦA VUA KHẢI ĐỊNH
Trong 9 năm trị vì ngắn ngủi của mình (1916-1925), vua Khải Định cũng làm được một số việc được người đời nhắc đến, trong đó có chuyến Bắc tuần năm 1918 và cuộc Pháp du rầm rộ năm 1922. Tất nhiên việc nhắc lại những việc làm đó với mỹ ý hay ác cảm còn tùy ở góc nhìn của mỗi người. Trong những năm còn lại của đời mình, nhà vua cũng còn kịp tổ chức một lễ tứ tuần đại khánh với những nghi thức long trọng nhất.
HẠNH PHÚC TRONG QUAN NIỆM CÁC TÔN GIÁO TÂM LINH
“Khi tôi năm tuổi, mẹ tôi luôn nói với tôi rằng hạnh phúc chính là chìa khóa của cuộc sống. Lúc tôi tới trường, người ta hỏi tôi rằng tôi muốn mình sẽ trở thành như thế nào khi lớn lên. Tôi đã viết, 'hạnh phúc'. Người ta nói với tôi rằng tôi không hiểu bài tập ấy, và tôi đáp lại rằng họ không hiểu cuộc đời.”
HỘI KIẾP BẠC
Hôm 19 tháng Tám này, bây giờ lại nhân được xe-lửa, tầu-thủy tiện và nhanh, tôi có đi ra ngoài Kiếp-bạc trước là để được ngưỡng-vọng cái ảnh-tượng một ông tướng-tài nước Nam, đã đánh và bắt được Thoát-Hoan nhà Nguyên, đã giết được tướng-Tầu Toan-Đô, Phạm-Nhan, làm cho dân hèn nước Nam thời nay dở sử ra cũng hả bụng một chút rằng: ông cha khi xưa cũng không đến nỗi hèn hạ lắm; sau nữa để xem cho kỹ sự bắt tà bắt ma mà hậu thế ngu dốt đơn bạc vẽ vời ra để buôn bán thánh thần.
SƠN MỸ - NỖI ĐAU NGÀN ĐỜI KHÔNG THỂ QUÊN
Ngày 16-3-1968 (tức ngày 17 tháng hai năm Mậu Thân), Trung đội 1 (do Trung úy William Calley làm Trung đội trưởng), thuộc đại đội Charlie (Đại úy Ernest Medina làm Đại đội trưởng), một trong ba đại đội của Lực lượng đặc nhiệm Barker (Task Force Barker), Lữ đoàn 11, Sư đoàn Armerical, quân viễn chinh Mỹ đã tiến hành đổ bộ bằng trực thăng xuống cánh đồng phía tây thôn Tư Cung và xóm Gò (thôn Cổ Lũy) thuộc xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi).
BÁC HỒ NĂM MẬU THÂN 1968
Nửa thế kỷ là một chặng đường đáng để suy ngẫm về quá khứ, hiện tại và tương lai. Tết đến, Xuân về, nhớ Bác, tác giả xin được cùng bạn đọc suy ngẫm về một vài hoạt động của Người mà tư tưởng soi sáng đến tận hôm nay.
ĐẶNG NGUYỆT ANH - ĐỘI CÂU KIỀU ĐI SUỐT TRƯỜNG SƠN TÌM CHỒNG

 Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh được công chúng biết đến với những câu thơ mềm mại và xao xuyến như "Nếu anh biết được... chiều nay/ Gió từ đâu đến... thổi gầy nhành mai/ Một đời gió có vì ai/ Xô nghiêng chiều tím ra ngoài hoàng hôn".

TRUYỀN THÔNG MỸ VÀ SỰ KIỆN TẾT MẬU THÂN 1968 Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
Cũng từ thời điểm này, truyền thông nước Mỹ đã trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, tác động trực tiếp tới nhiều quyết sách chiến tranh của Nhà trắng.
TÒA ĐẠI SỨ MỸ, TRẬN ĐÁNH TẾT MẬU THÂN 1968
Kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công nổi dậy tết mậu thân-Trận tiến công của biệt động Sài Gòn vào Tòa Đại sứ quán Mỹ Tết Mậu Thân 1968, là một bản anh hùng ca bất tử: “Tòa Nhà Trắng ở phương Đông” bị tấn công! Vì tất cả đều đã hy sinh, nên diễn biến trận đánh vào Tòa Đại sứ ra sao, sau đó không ai biết rõ.
NGUYÊN TIÊU MẬU TUẤT 2018 TẠI QUẢNG NGÃI
15 giờ chiều ngày Rằm tháng Giệng - Mậu Tuất, Nguyên tiêu lần thứ 16 tại Quảng Ngãi sẽ chính thức tổ chức tại Hội trường Khách sạn Hùng Vương, tp Quảng Ngãi với 15 tiết mục thơ-nhạc của các tác giả trong tỉnh. Mời công chúng yêu thơ tham dự

 

1  |  2  |  3  |  4  |  5  |  6  |  7  |  8  |  9  |  10  |  11  |  12  |  13  |  14  |  15  |  16  |  17  |  18  |  19  |  20  |  21  |  22  |  23  |  24  |  25  |  26  |  27  |  28  |  29  |  30  |  31  |  32  |  33  |  34  |  35  |  36  |  37  |  38  |  39  |  40  |  41  |  42  |  43  |  44  |  45  |  46  |  47  |  48  |  49  |  50  |  51  |  52  |  53  |  54  |  55  |  56  |  57  |  58  |  59  |  60  |  61  |  62  |  63  |  64  |  65  |  66  |  67  |  68  |  69  |  70  |  71  |  72  |  73  |  74  |  75  |  76  |  77  |  78  |  79  |  80  |  81  |  82  |  83  |  84  |  85  |  86  |  87  |  88  |  89  |  90  |  91  |  92  |  93  |  94  |  95  |  96  |  97  |  98  |  99  |  100  |  101  |  102  |  103  |  104  |  105  |  106  |  107  |  108  |  109  |  110  |  111  |  112  |  113  |  114  |  115  |  116  |  117  |  118  |  119  |  120  |  121  |  122  |  123  |  124  |  125  |  126  |  127  |  128  |  129  |  130  |  131  |  132  |  133  |  134  |  135  |  136  |  137  |  138  |  139  |  140  |  141  |  142  |  143  | 
Tin tức mới
♦ VÀNG RƠI, VÀNG RƠI, THU MÊNH MÔNG! - Tiểu luận PHẠM HIỀN MÂY (07/05/2025)
♦ BIỂN BỖNG KHÓC ÒA - Truyện ngắn NGUYỄN ĐỨC HẠNH (07/05/2025)
♦ GIA ĐÌNH CÓ 3 NGƯỜI ĐƯỢC ĐẶT TÊN PHỐ, NHIỀU CON CHÁU LÀ TƯỚNG, GIÁO SƯ (07/05/2025)
♦ 3 ANH HÙNG TRUNG NGHĨA NỔI TIẾNG TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI: VIỆT NAM CÓ 1 (07/05/2025)
♦ CHÙM THƠ HÀ HỒNG HẠNH Ở BẮC KẠN (04/05/2025)
Bạn đọc
Quảng cáo
 

Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương

Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)

Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.

Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.

Tong truy cap Tổng truy cập: 1660375
Trong thang Trong tháng: 172474
Trong tuan Trong tuần: 81
Trong ngay Trong ngày: 42175
Truc tuyen Trực tuyến: 17

...

...

Designed by VietNetNam