Nhà thơ Lê Đạttên thật là Đà Công Đạt, sinh ngày 10.9.1929ở bến Âu Lâu sông Hồng thuộc tỉnh Yên Bái, qua đời ngày 21.4.2008tại Hà Nội. Kỷ niệm 10 năm ngày mất của một nhà thơ lớn, xin trân trọng giới thiệu lại bài viết của Thanh Hằng về ông…
Văn xuôi sáng tạo về đề tài lịch sử đương đại có không ít tác phẩm khai thác đời sống tính dục, đặc biệt là tính dục của các nhân vật lịch sử được coi là thần tượng, huyền thoại dân tộc.
Trong ba mươi hai bài thơ còn lại của Trần Nhân Tông, có mười tám bài trực tiếp và gián tiếp đề cập đến mùa xuân (qua hình ảnh gió xuân, hoa mai), chiếm tỉ lệ 56,5%. Điều này cho thấy khác với đa số các nhà thơ xưa thường yêu thích mùa thu, Trần Nhân Tông có cảm xúc đặc biệt đối với mùa xuân.
Nhà thơ Dương Kiều Minh, sinh năm 1960 (tên thật Kiều Văn Minh), sống và làm việc ở Hà Đông, quê gốc làng Nam Cường, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội. Anh là Hội viên Hội Nhà văn VN, Hội viên Hội Nhà báo VN. Anh đã công bố 7 tập thơ, 2 tập tiểu luận - tuỳ đàm văn chương. Năm 2011, Dương Kiều Minh tập hợp 7 tập thơ đã xuất bản và một tập bản thảo in lại thành tuyển Thơ Dương Kiều Minh - NXB Hội nhà văn.
Nguyễn Du có viết ba bài thơ để tả những mỹ nhân « hồng nhan đa truân » , những nàng Kiều người Việt Nam : Đó là cô Cầm trong Long Thành cầmgiả ca ; Điếu La Thanh ca giả, và bài Ngô gia đệ cựu ca cơ .Chúng ta thử đi vào tâm tình Nguyễn Du qua bài Long Thành Cầm giả ca. Bài thơ này là một tuyệt tác trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du.
Là một trong những cây bút trưởng thành giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện, đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Bà đã ghi dấu trên chặng đường văn học thời kì Đổi mới với những tác phẩm như: Bỏ trốn, Đứa bé mất cha, Xóm đê ngày ấy, Tuổi trăng rằm, Học trò lớp 9.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.