Thơ là gì ? Thi ca là cái chi ? Có người cắt cớ hỏi Bùi Giáng như vậy. Thi sĩ khề khà trả lời : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”* Tuy nói thế, nhưng suốt bình sinh trong cuộc sống, thi sĩ chỉ dốc chí làm thơ và sống phiêu bồng, lãng tử như thơ mà thôi.
Chị đã lao động cật lực, đã chịu đựng biết bao mất mát đau thương của số phận, kể cả sự cô đơn và quyền được làm mẹ, để ghi tên mình vào danh sách những cây bút nữ xuất sắc nhất của làng thơ Việt thế kỷ XX…
LGT: Thúc Tề và Trần Kim Xuyến là hai nhà báo có nhiều đóng góp cho cách mạng Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là: trong hai nhà báo liệt sĩ nói trên, ai mới đúng là “Nhà báo liệt sĩ đầu tiên của báo chí cách mạng Việt Nam?”. Nhiều ý kiến công nhận nhà báo Trần Kim Xuyến là nhà báo liệt sĩ đầu tiên, trong khi các tư liệu lại cho chúng ta thấy Thúc Tề mới đúng là nhà báo liệt sĩ đầu tiên.
Châu Ro, ta là ai? Câu hỏi cho một dân tộc mà cũng là câu hỏi cho riêng một nhà thơ vừa được vinh danh giải thưởng chính thức duy nhất của Hội Nhà văn TP.HCM 2014 với tập thơ Hát đi em (NXB Văn Hóa Văn Nghệ): PrékiMalamak, ông là ai?
Bằng Việt sinh năm 1941 ở Huế nhưng quê gốc anh ở Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. Tuổi thơ anh có những năm sống cùng bà nội trong khi bố mẹ anh lên chiến khu tham gia kháng chiến.
Tờ báo giấy Tân hình thức đã ra được 9 số, cung cấp những thông tin căn bản và vô điều kiện về thơ, tới bạn đọc. Tuy với khả năng giới hạn, nhưng đầy nhiệt huyết, chúng tôi tha thiết mong quí bạn đọc giúp đỡ chúng tôi, bằng cách cổ động, tìm kiếm và giới thiệu thêm những nhà thơ sáng tác thơ Tân hình thức, đồng thời, nếu có thể cộng tác với tờ báo bằng những bài viết ngắn về thơ. Chúng tôi xin đa tạ và chúc quí bạn đọc một năm sức khỏe và may mắn.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.