Năm Đinh Hợi (987) nhà Tống sai Lý Giác đến Việt Nam. Tới bến Sách giang, vua Lê Đại Hành nhờ thiền sư Pháp Thuận cải trang làm phu chèo đò đi đón sứ. Thuyền vừa rời bến, Lý Giác trầm ngâm ngắm phong cảnh hữu tình. Chợt thấy hai con ngỗng bơi trên dòng nước biếc, Lý Giác vụt miệng ngâm lớn :
Thơ Phùng Hiệu có thể xem là loại thơ thế sự, là những cây gỗ đời cháy bùng lên nhờ ngọn lửa thi ca. Ngọn lửa đó ấp ủ những cơn mơ, những nỗi đau và cả khác vọng về tình yêu, sự chân thành mà con người đang dần đánh mất.
Hiện nay, nhiều người vẫn cho hai câu thơ lưu truyền trên là của Tự Đức. Đây là hai câu trong một bài thơ có tên đề “Khóc Bằng Phi” được một số nhà nghiên cứu đưa vào sách. Tin tác giả là Tự Đức, có không ít người phân tích bình tán cảm hứng của vị vua hay chữ triều Nguyễn này. Nhưng thực ra vấn đề tác giả không phải đã khẳng định như một số người vẫn đinh ninh, mà còn tồn nghi về “tác quyền” của hai câu thơ, cũng như cả bài thơ này.
Với Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Thơ Tân hình thức Việt lần đầu tiên trên thế giới, lần đầu tiên trong sự phát triển văn học Việt Nam, một trào lưu thi ca - có lý thuyết bài bản, có tranh luận sôi nổi, có thời gian thử thách, có ảnh hưởng dư luận và nhất là có thực hành sáng tác rộng khắp trong và ngoài lãnh thổ quốc gia - đã được cộng đồng văn học chấp nhận về học thuật. Trong môi trường lý luận, phê bình và sáng tác văn nghệ Việt Nam lâu nay hiếm có tập quán trường/phái/nhóm, đây nên được xem là bước chuyển đổi lớn.
Nguyễn Anh Nông là nhà thơ mặc áo lính. Năm 1982 diễn đàn thơ xuất hiện bút danh Nguyễn Anh Nông. Kể từ bấy đến nay, đường thơ của Nguyễn Anh Nông đã trên ba mươi năm và trong thời gian ấy, 10 tập thơ và trường ca ra mắt bạn đọc. Anh lính thi sĩ xuất thân từ vùng thuần nông này đang để lại dấu ấn trên thi đàn bởi tiếng thơ đa giọng, vừa thuần phác, hồn hậu vừa hóm hỉnh, sâu sắc.
Nhà thơ, nhà báo Thúc Tề bị Pháp thủ tiêu khi mới 30 tuổi. Gần 50 năm sau, bí mật được phát lộ, Nhà nước đã truy tặng ông danh hiệu Liệt sĩ với bằng Tổ quốc ghi công.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.