Năm 18 tuổi, học xong bậc trung học, ba tôi kiếm sống bằng dạy tư tại chùa Ông. Tối đến, ông làm thơ. Thơ ông đăng trên các báo: Phụ Nữ, Tiểu Thuyết Thứ năm (TTTN). Có lẽ ông sinh ra là để làm thi sĩ. Bởi từ những bài thơ đầu, đăng trên báo, người đọc gọi ông bằng cái danh từ dễ thương- Thi sĩ Xuân Khai. Cái từ “thi sĩ” đã gieo vào lòng ông nỗi háo hức tiến sâu vào thế giới của văn chương là vậy! Bởi, nơi này ông có thể giải bày tâm tư, tình cảm và chia sẻ buồn vui
Đến nay, Nguyễn Anh Nông đã xuất bản 7 tập thơ và 4 trường ca, đủ thấy lực viết của anh dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt với thể loại cần nhiều trải nghiệm, vốn sống và cả những đầu tư trong kĩ thuật viết, Nguyễn Anh Nông cũng đã chứng tỏ được phong cách riêng của mình với những đổi mới trong từng chặng.
Ấp mặt vào sông tuyết đang tan
Nước róc rách len qua những khe đá từ cánh rừng đại ngàn
Ve vuốt đàn cá hồi mải miết bơi ngược về thượng nguồn chờ mùa
sinh nở
Tính từ bài thơ đầu tiên làm tặng bà nội năm 1925 và những vần thơ cuối cùng trước ngày chuyển cõi, Khương Hữu Dụng là nhà thơ có đời thơ nối từ đầu thế kỷ trước sang đầu thế kỷ này. Bắt đầu từ Thơ Mới, thơ ông trải qua hai cuộc kháng chiến cùng dân tộc, đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn yêu thơ.
Nhà văn Thanh Tịnh (1911-1988, có tài liệu ghi ông sinh năm 1917) nổi tiếng với những tập truyện ngắn Ngậm ngãi tìm trầm, Quê mẹ... từ trước năm 1945. Nhưng nhiều thế hệ học sinh vẫn nhớ đến ông với bài Tôi đi học đầy chất thơ.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.