Gần 20 năm viết sách và kinh doanh sách kiếm tiền, tôi không mặn mà tới mấy chuyện thơ văn nên khi dàn trang đưa bài “Trần Nhuận Minh - Thi Nhân “Sĩ Phu Bắc Hà”” lên trang blog Đặng Xuân Xuyến, tôi mới biết Trần Nhuận Minh là nhà thơ tài hoa. Chả trách, nhà thơ Chu Vương Miện ở tận Hoa Kỳ “say” ông đến “mê mẩn”.
Đây là thiên tình ca từ biệt của một mối tình, một cuộc chia tay đầy nước mắt, song... xem ra hai người vẫn đang còn yêu nhau rất tha thiết ! Vậy, vì một lý do nào đó ta không biết ?
Dưới “Bài thơ quê hương” Nguyễn Bính ghi thời điểm sáng tác là “Tết Bính Ngọ, 1966”, nhưng vào Tết Bính Ngọ thì nhà thơ đã không còn. Sáng 20/1/1966, tức 29 tháng chạp Ất Tỵ (30 Tết năm đó), Nguyễn Bính đã vĩnh viễn ra đi sau một cơn thổ huyết bất ngờ tại cầu ao nhà ông Tân Thanh, thường gọi là ông Lang Hứa, người bạn vong niên hết sức hâm mộ thơ ông, ở thôn Mạc Hạ, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Hơn 60 năm trước, khi trọ học ở Hà Nội, tôi thường được ông chủ nhà cho cùng ông nghe buổi phát thanh ca nhạc của Đài phát thanh Pháp Á. Vì vậy, dần dà, tôi đã thuộc được lời và âm điệu của những bài ca mà tôi yêu thích, trong đó có bài “Quê nghèo” của Phạm Duy mà tôi có cảm giác như cái quê nghèo trong bản nhạc ấy cũng chính là quê mình, cũng “không xa kinh kỳ sáng chói”, cũng “có lũy tre còm tả tơi”…
Trong bối cảnh ấy, sự xuất hiện của cây bút Elena Pucillo Truong trong làng văn nước Việt khoảng 8 năm lại đây vừa có những nét chung lại vừa khu biệt, cho tôi cảm hứng viết về con người và tác phẩm văn chương của chị.
Cũng lâu rồi, tôi lười đọc, lười viết nên hôm nay sẽ chịu khó ghi lại vài dòng cảm nhận khi đọc Sóng Ngầm, vừa để luyện trí nhớ, chống lão hóa, vừa có bài đưa lên trang blog cá nhân. Vâng! Tiện cả đôi đường! Rất thực dụng đấy ạ!
Đa phần thơ lục bát tồn tại trên thi đàn tuy vẫn theo thi luật truyền thống nhưng nội dung tình cảm cũng như hình thức nghệ thuật đã mở rộng hơn trước. Chúng tôi thử tìm hiểu những đổi thay đó và cố gắng nêu lên các nguyên nhân.
Người gọi ông là “ba đỉnh núi sương mù”. Người gọi ông là “Dòng sông ba nhánh”. Người gọi ông là “Nghệ sĩ đa tài”. Người gọi ông là “Bậc tài danh thế kỷ”…
Tính nữ trong văn học Nhật được thể hiện tập trung, đẹp đẽ và diễm tình nhất trong những vần thơ tanka - thể loại được sáng tác nhiều nhất trong thời Heian. Từ Vạn Diệp Tập đến Cổ Kim Tập, tanka là kết tinh cho vẻ đẹp tính nữ của văn chương Heian- "kỉ nguyên vàng" trong lịch sử văn học Nhật Bản. Tanka là thể thơ mẫu mực đã trở thành cổ điển của nền văn học Phù Tang.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.