Khái niệm “Văn học Yêu nước - Cần Vương” ở đây giới hạn trong phạm vi các sáng tác văn chương xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, chịu ảnh hưởng bởi phong trào yêu nước do các sĩ phu khởi xướng, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi (tháng 7.1885).
Và theo tôi, có lẽ thành công của anh không chỉ ở thơ ca mà chính là ở văn xuôi, với thể loại, anh đã gắn bó và thu được những thành quả nhất định đó là truyện và kí. Việc Nhà xuất bản Văn học ấn hành Nguyễn Trung Hiếu, tuyển tập truyện và kí với độ dài gần 600 trang đã khẳng định điều nầy.
Mỵ Châu! Thế là cuối cùng anh đã về đến Phiên Ngung, một cuộc hành trình nặng trĩu, không phải vì quan san cách trở bởi anh đã có con tuấn mã và đám tùy tùng, mà vì tâm tư quặn thắt. Giả như anh về Phiên Ngung để kiếm cho em một tấm xiêm y, thì dẫu lộ trình nghìn dặm, cũng sẽ nhẹ tựa lông hồng.
Từ trong lòng xã hội phong kiến, khi mà quan điểm Nho giáo đang thống soái với những gọng kìm tàn bạo siết chặt số phận người phụ nữ thì Nguyễn Du đứng trên lập trường của chủ nghĩa nhân văn, tiến bộ đã xác quyết khả năng phi thường của nữ giới trên hành trình đi tìm giá trị bản thể. Với việc tự do lựa chọn và chủ động kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình, nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt đến tự do với tư cách là một chủ thể đích thực chứ không phải như là tha nhân trong mối quan hệ với nam giới…
Nhờ tiếng đàn, tác giả mới nhận ra đó là người năm xưa nhưng nhan sắc đã tiều tuỵ đến mức không tưởng được. Rồi trên đường đi sứ, cảm thương vẫn bồi hồi vô hạn mà viết.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều về mặt văn chương, triết lý, tôn giáo, bối cảnh lịch sử, tâm trạng tác giả… Trong bài này, chúng tôi muốn đem Nguyễn Du và Truyện Kiều so sánh với một đại thi hào rất nổi tiếng thế giới: đó là thi hào J.W. Goethe của dân tộc Đức và tác phẩm nổi tiếng của ông là Truyện Faust với những điểm tương đồng và khác biệt có thể coi như đại diện cho hai tính cách Đông phương và Tây phương.
Sinh ngày 24.3.1916 (tức ngày 21.2. năm Bính Thìn)
Tại quê ngoại ở xã Phước Lộc, nay là xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh.
Ông lớn lên và sống chủ yếu tại quê nội ở thị trấn Thu Xà, thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Đó là một thị trấn cổ, có nhiều Hoa kiều đến sinh cơ lập nghiệp. Nhờ giao thông thuận tiện, có sông lớn, gần cửa biển, nên Thu Xà đã từng có thời kỳ rất sầm uất, buôn bán thịnh vượng, nhưng đã dần sa sút từ khi chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra.